Biện pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa vụ hè thu
Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó yếu tố hạn, mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Trong ảnh: Bón lót phân vôi, cho ruộng ngập nước để rửa phèn, mặn. Kiểm tra độ chua, mặn trước khi xuống giống
Trong vụ Đông xuân 2015-2016 do hạn hán và xăm nhập mặn nên 100% diện tích gieo trồng lúa của tỉnh bị ảnh hưởng thiệt hại làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm cũng như thu nhập người dân. Với tác động của hạn, mặn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ngoài ra còn gây hại đến sản xuất vụ sau do dư lượng muối hòa tan còn tích lũy trong đất. Theo dự báo khí tượng thủy văn sản xuất vụ lúa hè thu năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình nắng nóng và khô hạn đầu vụ diễn ra gay gắt làm sản xuất lúa phải đối mặt với nhiều thử thách nhất là tác hại của phèn, mặn… Vì vậy để giảm tác hại của các yếu tố cản trở nêu trên cần áp dụng những biện pháp sau đây:
1. Thời vụ xuống giống:
Tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của địa phương bảo đảm đủ nước mưa hay nguồn nước ngọt bơm tưới cho lúa. Tuyệt đối không xuống giống ở những vùng không chủ động nguồn nước ngọt.
2. Chọn giống lúa:
Chọn giống lúa có khả năng chịu phèn, mặn, giống lúa cứng cây, ít đổ ngã, giống có tính kháng với các loài sâu bệnh hại nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Sử dụng các giống lúa ngắn ngày chịu mặn chất lượng cao như OM5451, OM2517, OM6976, OM6162, OM9921, OM6677, OM 4900...Ở Bến Tre các vùng lúa đã quen canh tác giống lúa OC 10 có thể tiếp tục sử dụng giống nầy để canh tác, tuy nhiên cần chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng.
Nên chọn giống lúa cấp xác nhận, lượng giống sử dụng 80- 100kg/ ha, nếu có điều kiện thì nên áp dụng phương pháp sạ hàng
3. Chuẩn bị đất:
- Làm đất: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày hoặc xới đất ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân để cắt mao dẫn phèn, mặn, phân hủy rơm rạ, hạn chế sâu bệnh, ở vùng đất phèn và mặn không nên cày sâu trên 15 cm
- Bón lót vôi: Trước khi xuống giống khoảng 2 tuần tiến hành bón vôi đều khắp ruộng để đuổi mặn, hạ phèn. Bón từ 30-50 kg loại đá vôi nung cho 1.000 m2.
- Ngâm nước ruộng: Sau khi bón vôi, đưa nước vào ngập ruộng từ 10 -15cm, tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn và phèn đi ra dung dịch đất rồi xả bỏ và tiếp tục đưa nước mới vào, làm lặp lại 2-3 lần trước khi gieo sạ sẽ giảm được thiệt hại do mặn, phèn gây ra. Sau đó tiến hành làm đất sang bằng mặt ruộng chuẩn bị xuống giống.
- Đánh rãnh thoát nước: cần đánh rãnh thoát nước có kích thước ngang khoảng 20 cm và sâu khoảng 20 cm, rãnh cách nhau khoảng 5- 6 m, việc đánh rảnh thoát nước rất quan trọng giúp thoát nước rửa phèn, thu gom ốc bươu vàng hoặc cắt nước giữa vụ... được dễ dàng.
4. Bón phân:
Để tăng hiệu quả khi sử dụng phân bón trên vùng đất bị ảnh hưởng của phèn mặn, cần chọn lựa các loại phân thế hệ mới các loại phân chậm tan, chống bị cố định. Bón phân cần đảm bảo đầy đủ và cân đối giũa đạm, lân, kali, bón đúng nguyên tắc nặng đầu, nhẹ cuối, bón tránh thừa phân đạm, bón phân dựa vào tính chất đất, thời tiết và sự phát triển của cây trồng, cần kiểm tra độ phèn, mặn của ruộng trước khi bón phân.
- Phân đạm: chọn phân N dạng urê hạt vàng (Ure 46A+) hay xanh (Ure+NEB 26) để hạn chế tác hại của thiếu dinh dưỡng khi cây bị mặn.
- Phân lân: sử dạng phân lân dễ tiêu như lân trong DAP (DAP-AVAIL), lân nung chảy, để hạn chế hiện tượng cố định P do Fe và Al ở đất chua. Nếu trị số pH trong nước ruộng trên 5,5 có thể bón phân P dạng super lân.
- Phân K: Bón phân K dạng KCl để hạn chế đối kháng của muối mặn Na đối với K, giúp cây lúa hấp thụ được K. Nếu trị số pH trong nước ruộng trên 5,5 có thể sử dụng Sulphate Kali (K2SO4)
- Tăng cường sức cho hạt giống: Để tăng sức chống chịu của hạt giống với điều kiện bất lợi của môi trường sau khi gieo sạ, có thể xử lý hạt giống bằng K- Humat, Super Humic, Plasti, Nyro...trong lúc ngâm ủ giống.
- Để tăng cường sức chống chịu phèn, mặn, giúp cứng cây, giảm đổ ngã cần bổ sung CaSi (25 - 30ml/16 lít), Brassinosteroids (Nyro 0.01 SL, Vitazyme, Super Humic…), KNO3 (10g/1 lít nước) vào các giai đoạn cây con, đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa.
* Loại phân bón có thể sử dụng phân đơn (phân Ure, phân DAP, phân kali…) hoặc các loại phân chuyên dùng cho lúa như Lân Đầu Trâu mặn, phèn; Đầu Trâu TE-A1; Đầu Trâu TE-A2...
5. Một số lưu ý để áp dụng tốt các giải pháp hạn chế tác hại của phèn, mặn cho sản xuất lúa Hè thu:
- Đề nghị:Các cơ quan chyên môn thường xuyên, cập nhật thông tin về diễn biến hạn, mặn phổ biến đến rộng rải bà con nông dân.
- Khuyến cáo và hướng dẫn nông dân cách kiểm tra độ mặn, phèn của ruộng trước khi xuống giống, bón phân
- Xây dựng hệ thống thủy lợi và nạo vét kênh mương nội đồng , đảm bảo việc tưới khi nắng hạn và thoát nước tốt khi mưa lũ thật tốt.
- Bón lót phân vôi, lân để rửa mặn, hạ phèn cho đất. Bổ sung các chất Ca, Si, Brassinosteroids để giảm nhẹ tác hại của độc chất do mặn, phèn gây ra.
- Chọn giống lúa có khả năng chống chịu và phù hợp với điều kiện canh tác địa phương.
- Khuyến cáo nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào canh tác lúa: kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 6 giảm.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao