Tin nông nghiệp Biện pháp nào nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón?

Biện pháp nào nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón?

Author GS. Mai Văn Quyền, publish date Friday. January 26th, 2018

Biện pháp nào nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón?

Xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện nay trên thế giới là tập trung mọi biện pháp để có sản phẩm nông nghiệp sạch, hay nông nghiệp an toàn.

Để đạt được tiêu chí này thế giới hiện có 2 xu hướng:

(1) Sản xuất để có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Nếu sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ coi như yên tâm về mặt an toàn. Nhưng đi theo xu hướng này cần phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, và được đánh giá rất khắt khe nên tốc độ và tiển trình thực hiện khá chậm.

(2) Là xu hướng sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn GAP (có thể VietGAP, AseanGAP, hay GlobalGAP… tùy theo thị trường để quyết định. Vì lẽ đó, xu hướng này vẫn đạt tiêu chuẩn nông sản an toàn, nhưng quy trình sản xuất và thao tác thực hiện có phần thoáng đãng và dễ dàng hơn.

Có thể nói, các tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí thứ 2 là nguồn đất và nước phải sạch và cần giảm thiểu số lượng phân hóa học đặc biệt là phân đạm, tăng cường tỷ lệ phân hữu cơ các loại; giảm thiểu số lượng thuốc trừ sâu, bệnh bằng hóa học. Bên cạnh đó cần tăng cường các chủng loại phân có nguồn gốc sinh học; tiêu chí này được xem xét kỹ nhất.

Để giảm thiểu lượng phân hóa học thì xu hướng chung của thế giới là tìm mọi chế phẩm để làm tăng hiệu quả sử dụng của phân hóa học. Từ đó bón lượng phân hóa học ít lại nhưng vẫn bảo đảm năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã chọn xu hướng này từ gần 2 thập kỷ nay. Ví dụ, phân bón Đầu Trâu đã đưa được 2 chế phẩm Agrotain và Avail vào trong một số chủng loại phân bón của công ty, và đã được sản xuất đón nhận rất rộng rãi.

Tổng kết hàng trăm ruộng trình diễn và ruộng sản xuất trong cánh đồng lớn đều cho thấy bón phân Đầu Trâu có chứa 1 trong 2 chế phẩm này đều tiết kiệm được 20 - 40% lượng phân N hay P cũng như tổng lượng NPK so với quy trình sản xuất của nông dân, nhưng năng suất lúa vẫn cao và hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn đáng kể so với nền sản xuất đại trà.

Không dừng lại với những kết quả đã đạt được, Công ty Bình Điền vẫn tích cực tìm kiếm các chế phẩm khác, đặc biệt là các chế phẩm có nguồn gốc trong nước để tiết kiệm ngoại tệ, công chuyên chở và chủ động hơn cho quy trình sản xuất.

Quan điểm trên được các công ty nhánh của Bình Điền đang tích cực khai thác. Từ năm 2016, Công ty phân bón Bình Điền Ninh Bình đã khảo nghiệm hàng loạt các chế phẩm theo hướng đã nêu. Từ bài báo này, tác giả xin lần lượt giới thiệu một số kết quả thu được để bạn đọc tham khảo.

Trong vụ xuân 2016, Viện Nông hoá thổ nhưỡng đã phối hợp, khảo nghiệm các chế phẩm có chứa trong phân NPK Đầu Trâu gọi SH1, SH2, Nano 1 và Nano 2, thí nghiệm với giống lúa Khang Dân 18 trên đất bạc màu Bắc Ninh. Nền phân đối chứng của nông dân sử dụng các loại phân đơn, có tổng chất dinh dưỡng là 120-90-70 (NPK) so sánh với phân Đầu Trâu NPK 16-10-6-TE và NPK 15-5-15-TE có phối trộn các chế phẩm nêu trên.

Đây là thí nghiệm chính quy, nhắc lại 3 lần và có tính toán thống kê. Trong vụ thí nghiệm này đã cho thấy, phân NPK Đầu Trâu 16-10-6-TE và 15-5-15-TE có phối trộn với một lượng Nano 1 và Nano 2 rất nhỏ, bón cho lúa trên đất bạc màu đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Khi giảm bớt 20% tổng lượng phân bón, năng suất lúa vẫn tương đương, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn còn cao hơn đối chứng là 932.890 đồng/ha.

Đặc biệt khi giảm bớt 30% tổng lượng phân hóa học thì tuy năng suất lúa có bị sụt giảm nhưng hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn đối chứng đến 2.600.808 đồng do giảm chi phí phân bón. Giảm chi phí phân đạm là yêu cầu chủ yếu trong phương pháp sản xuất nông nghiệp theo con đường hóa học. Và làm ăn kinh tế lấy lợi nhuận là thước đo thì giảm 30% đạm trong trường hợp này là đi đúng mục tiêu của nông hộ và của môi trường đang đòi hỏi.


Kỹ thuật trồng hồng giòn cho năng suất cao Kỹ thuật trồng hồng giòn cho năng suất… Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt sai trĩu cành quanh năm Kỹ thuật trồng cây Chanh không hạt sai…