Nuôi gà Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Author Sở NN & PTNT Lâm Đồng, publish date Monday. February 29th, 2016

Biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

1. Cách nhận biết qua triệu chứng và bệnh tích:

Gia cầm bị bệnh cúm có các triệu chứng: Sốt cao, ho, khó thở, phù đầu và mặt, mắt đỏ, mào và tích sưng to, da tím tái, da chân xuất huyết, chảy nước mắt, nước dãi, ỉa chảy rất nặng, phân xanh vàng.

Mổ khám gia cầm bệnh thấy máu không đông; xoang bụng tích nước hoặc viêm dính; xuất huyết trên bề mặt các cơ và các cơ quan nội tạng, đặc biệt là ở dạ dày tuyến và ruột; xoang mũi và khí quản xuất huyết, chứa đầy dịch nhầy.

2. Biện pháp phòng bệnh:

- Chỉ chọn mua gia cầm ở những cơ sở giống tốt, bảo đảm không có bệnh cúm.

Chỉ chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.

- Chuồng nuôi bảo đảm thoáng, mát, khô, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Sân chơi và ao nuôi phải có hàng rào bao quanh.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

Thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, không ẩm mốc.

Nước uống sạch và phải được thay thường xuyên.

- Thường xuyên thay dọn chuồng.

Hàng ngày quét, dọn phân, có hố thu gom phân và chất thải để xử lý.

- Phải có hố sát trùng trước khu vực chăn nuôi.

Không cho người ngoài vào khu chăn nuôi.

Ngăn không cho gia cầm tiếp xúc với bồ câu, chim trời, chuột.

- Sau mỗi đợt nuôi phải thu dọn phân, cọ rửa sạch các dụng cụ chăn nuôi.

Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi mới tôi xung quanh, bên trong chuồng nuôi, nền chuồng và sân chơi.

Để trống chuồng từ 10 đến 15 ngày.

Cũng có thể sát trùng bằng cách phun foocmol 2-3%, iodin 0,5%, cloramin T 0,5-2%,… toàn bộ nền và tường chuồng nuôi.

3. Biện pháp chống dịch:

Khi có bệnh xảy ra phải:

1. Thông báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở

2. Không bán chạy, không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết bừa bãi.

3. Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và các gia cầm khác trong đàn, bằng cách:

- Đốt bằng củi hoặc xăng dầu.

Nếu có điều kiện thì đốt trong các lò chuyên dụng.

- Đào hố chôn sâu, toàn bộ đáy và thành hố được lót nilông.

Gia cầm tiêu huỷ đựng trong bao dầy, có chất sát trùng, buộc chặt miệng, sau đó cho xuống hố.

Đảm bảo bề mặt gia cầm chôn cách mặt đất tối thiểu 1m.

trước khi lấp đất, rải một lớp vôi bột hoặc phun một trong hai dung dịch: foocmol 5%, xút (NaOH) 3-5%.

4. Vệ sinh tiêu độc ổ dịch:

- Phun sát trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi liên tục 2-3 lần trong tuần đầu.

Riêng chuồng nuôi phải để nguyên trạng, phun thuốc sát trùng và ủ 5-7 ngày;

- Quét dọn, thu gom và tiêu huỷ phân rác, chất độn chuồng;

- Rửa sạch chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, để khô, sau đó phun sát trùng 2 lần, cách nhau 10-15 ngày bằng một trong các dung dịch: Nước vôi tôi 10%, xút 2-3%, foocmol 2-3%, crezin 5%.

Nước rửa chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi phải được thu gom vào hố và trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý bằng cách cho vôi vào đạt nồng độ 10%.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phòng, trị gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng Phòng, trị gà bị mắc… Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo Kinh nghiệm nuôi gà Đông…