Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa
Ốc gây hại nặng cho lúa bởi chúng có thể cắn trụi tới tận gốc khiến cây khó có khả năng phục hồi. Để diệt trừ có hiệu quả đối tượng dịch hại này, kỹ sư Nguyễn Văn Hà – Phòng Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Trước khi làm đất cần vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại là nơi ốc cư trú lây truyền sang vụ sau. Dùng tay hoặc dùng lưới cào bắt ốc. Khi gieo sạ nên đánh rãnh thoát nước, ốc tập trung vào rãnh nên dễ dàng bắt ốc bằng tay.
- Cắm cọc ở các vùng trũng nhử ốc lên đẻ trứng để tiêu diệt. Khi đưa nước vào ruộng cấy hoặc cho nước vào ruộng lúa đang sinh trưởng, phát triển cần phải sửa dụng lưới chắn 3 lớp để ngăn ốc xâm nhập.
- Dùng mồi để dụ ốc tập trung ăn và bắt, mồi có thể dùng các loại thức ăn ốc thích như xơ quả mít, dây lá khoai lang, lá cây dâm bụt, rau diếp, rau xà lách, lá bắp cải...
- Quây ruộng có ốc, cho vịt vào nhốt không cho ăn trong một ngày, vịt sẽ mò bắt hết ốc nhỏ, trứng ốc trong ruộng.
- Khi mật độ ốc bươu vàng trên 2 con/m2 thì bà con phải dùng thuốc hóa học để diệt trừ. Sử dụng các loại thuốc ít độc hại với tôm, cá như: Dioto 250EC, Pazol 700WP, Clodan supe 700WP, Mosade 70WP. Phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Thời điểm phun thuốc tốt nhất là trước khi cấy lúa hoặc sau khi lúa hồi xanh, nên tháo cạn ruộng xâm xấp nước, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hoặc dưỡng lúa. Bà con nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao