Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi
1. Dấu hiệu bệnh lý:
– Cá yếu bỏ ăn và bơi lờ đờ trên tầng mặt.
– Cá có hậu môn, gốc vây, mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết.
– Giải phẫu trong xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí.
2. Phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh:
-Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Vì khi cho cá ăn nhiều, cá thải ra nhiều, nắng nóng tốc độ phân hủy chất dư thừa càng nhanh, nước ao ô nhiễm càng cao và sinh bệnh cho cá.
– Xử lý môi trường ao nuôi bằng Vicato với liều lượng 1kg cho 2.000m3nước.
Lưu ý không dùng vôi vì khi dùng vôi pH tăng thì độc tố NH3 trong ao cũng tăng theo gây hại cho cá.
Sau 3 – 5 ngày xử lý nước ao bằng Vicato, người nuôi nên sử dụng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower với liều lượng 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.
– Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 20 – 30mg/1kg cá/ ngày.
– Dùng tỏi xay nhuyễn với liều lượng 1kg cho 10 kg thức ăn và cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày liên tục, một tháng cho cá ăn 1 – 2 lần.
Trị bệnh:
– Cho ăn thuốc kháng sinh điều trị liên tục 3-5 ngày: Sáng cho ăn E.MOS FOR FISH với liều 100g/tấn cá. Chiều cho ăn ZINAPRIN với liều 50g/tấn cá.
-Sau khi cho ăn kháng sinh nên cho ăn thuốc giải độc gan thận BODY GUARD và bổ sung Vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu vào thức ăn: C – FEED, TOTALGROW.
Tags: ca ro phi, nuoi ca ro phi, thuy san, nuoi trong thuy san, benh tren ca ro phi, nuoi ca
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao