Biogas cho chăn nuôi bền vững
Từ nhiều năm nay, chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất lớn trong ngành nông nghiệp nhưng vài năm gần đây Can Lộc mới tìm ra lời giải cho bài toán phát triển chăn nuôi bền vững.
Bể khí biogas đang được sử dụng phổ biến, trở thành phương án hữu hiệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Can Lộc.
Số liệu thống kê thời điểm đầu tháng 10/2015, Can Lộc có 800 trang trại, gần 500 gia trại và trên 1.000 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ.
Nhiều địa phương tại huyện Can Lộc có số lượng đàn lợn lớn như Mỹ Lộc (trên 6.000 con), Thượng Lộc (gần 6.000 con).
Phong trào chăn nuôi lợn tại đây phát triển đem lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân.
Theo đánh giá của ngành chức năng địa phương, việc phát triển đàn lợn một cách chóng mặt như hiện nay nếu không gắn liền với việc xây dựng, lắp đặt bể khí biogas giải quyết vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi chẳng khác nào tự thắt cổ mình.
Ý thức được điều đó, tại Can Lộc, ngoài các trang trại, gia trại sử dụng bể khí biogas, bể lọc lớn, hiện còn có trên 2/3 số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xây dựng, lắp đặt bể khí biogas để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
“Phải khẳng định, bể khí biogas bằng chất liệu composite hoặc xây bằng gạch đang là giải pháp tối ưu giúp xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn nhỏ lẻ.
Nếu không có bể khí biogas, vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ trở nên rất nguy cấp, việc hạn chế tăng đàn là điều sớm muộn cũng xảy ra, cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều chịu thiệt thòi.
Chúng tôi đã có nhiều cuộc xâm nhập thực tế trong các hộ chăn nuôi.
Mùi hôi thối phát ra từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại, gia trại gần như đã được khắc chế.
Nông dân phấn khởi, tin tưởng vào việc phát triển chăn nuôi bền vững.
Họ vẫn hi vọng tiếp tục được dự án LCASP đồng hành.
Có những xã, vấn đề ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động vì mật độ chăn nuôi quá dày đặc.
Nhưng vài năm lại đây, nhờ triển khai dự án LCASP, môi trường đã được cải thiện rõ nét, người chăn nuôi yên tâm SX”, ông Đoàn Minh Lương, PGĐ Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc chia sẻ.
Ông Tô Minh Trung, cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc phấn khởi: “Chỉ chưa đầy 2 năm, nhờ dự án LCASP, Can Lộc đã triển khai xây dựng, lắp đặt được 500 bể khí biogas.
Như vậy, đến thời điểm này toàn huyện đã có trên 1.000 bể khí biogas.
Tuy nhiên nhu cầu người chăn nuôi hiện nay rất lớn.
Lúc triển khai dự án LCASP có 1.500 hộ đăng ký nhưng vì nhiều lý do, số hộ thực tế được triển khai nhờ hỗ trợ từ dự án chỉ mới 500 bể.
Hiện nhu cầu xây dựng, lắp đặt bể khí biogas của người chăn nuôi vẫn không ngừng tăng.
Chúng tôi mong muốn dự án tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng về tài chính cho nông dân.
Xây dựng bể khí biogas đem lại lợi ích kép cho nhà nông, đồng thời giảm áp lực về môi trường, chia sẻ khó khăn trong chính sách phát triển chăn nuôi của địa phương.
Bể khí biogas đã giải được bài toán giúp phát triển chăn nuôi bền vững”.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao