Bỏ túi 400 triệu đồng/năm từ mô hình VACR
Anh Thạch kể, diện tích đất rừng và trang trại nhà anh có được vào năm 2000 khi T.Ư và địa phương có chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông dân. “Vợ chồng tôi lúc ấy còn nghèo lắm, nhưng vẫn mạnh dạn nhận 24ha đất rừng”-anh Thạch thổ lộ.
Trong 24ha đất rừng, anh Thạch dành 4ha làm trang trại VAC trong đó có 5 ao thả cá, khu chăn nuôi heo, gà, bò sinh sản, vườn trồng xoài cát Hòa Lộc… Đất rừng được vợ chồng anh vay mượn vốn trồng bạch đàn, keo lá tràm, keo lai… Sau nhiều năm nỗ lực lao động, vất vả cải tạo, đất không phụ công người, đến nay diện tích rừng của gia đình anh lên đến 30ha, bình quân hàng năm khai thác 7ha rừng nguyên liệu.
“Ban đầu lập nghiệp gia đình tôi cũng gặp thất bại, cây còi cọc chỗ tốt chỗ xấu, chăn nuôi thì hay bị dịch bệnh. Nhưng về sau, tôi đi học hỏi kinh nghiệm các nơi, rồi có lớp tập huấn kỹ thuật nào tôi đều tham gia. Có kinh nghiệm, kỹ thuật nên trồng rừng tốt hơn, chăn nuôi cũng thuận lợi…”-anh Thạch chia sẻ.
Theo anh Thạch, đất rừng được vợ chồng anh trồng cây theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm trồng 1 diện tích nhất định. Khoảnh rừng nào khai thác xong trồng tiếp luôn chu kỳ tiếp theo. Với cách làm này, năm nào gia đình anh cũng có nguồn cây lâm nghiệp được khai thác. Trong chăn nuôi, vợ chồng anh dần chủ động được nguồn con giống, đảm bảo khép kín, phòng tránh dịch bệnh. “Thu hoạch từ cây lâm nghiệp cộng với nguồn thu từ chăn nuôi lợn, gà, bò, cá sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi “bỏ túi” hơn 400 triệu đồng…”-anh Thạch cho hay.
Theo ông Lê Văn Thạnh- Chủ tịch Hội ND xã Cát Hanh, mô hình vườn-ao-chuồng-rừng của anh Thạch đã phát huy được lợi thế nông, lâm nghiệp của địa phương, được nhiều nông dân trong và ngoài xã học tập và làm theo, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao