Tin nông nghiệp Bón phân Văn Điển, bưởi Diễn xanh tốt, sai quả

Bón phân Văn Điển, bưởi Diễn xanh tốt, sai quả

Author PGS-TS. Mai Quang Vinh, publish date Monday. May 16th, 2016

Bón phân Văn Điển, bưởi Diễn xanh tốt, sai quả

Do đó bà con cần biết cách bón phân cân đối, hợp lý để phân bón phát huy tác dụng tối đa, giúp cây bưởi xanh tốt, sai quả.

Bưởi Diễn – cây đặc sản khó tính

Nếu bón phân không cân đối, bón quá dư đạm, để đất chua sẽ khiến cây sinh nhiều cành lá rậm rạp, hoa ra không sai, tỷ lệ đậu quả thấp, tạo điều kiện cho bệnh và các loài sâu hại tấn công, quả chín không chắc, vỏ và cơm (thịt quả) nhão, nhiều nước, ăn nhạt, không thơm ngon. Cây bưởi Diễn ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao thường là 6 – 7.

Để cây cho quả sai, quả chất lượng cao, dễ bảo quản và bán được giá, bà con cần áp dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó có việc bón phân cân đối, đáp ứng nhu cầu các chất đa lượng (NPK), trung lượng (Ca, Mg, Si) và các chất vi lượng. Cách đơn giản nhất là sử dụng lân nung chảy và phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây.

Nếu thiếu các chất vi lượng lá bưởi sẽ bị biến màu dị thường do thiếu kẽm – lá nhỏ và có các vết bệnh dưới gân lá, triệu chứng giống bệnh greening (gân xanh lá vàng) hay gặp ở đất quá chua hoặc kiềm; thiếu magie - lá có những vết vàng cả ở 2 mặt của gân lá chính bắt đầu từ ngọn lá, bị nặng lá sẽ bị rụng; thiếu mangan - giống với triệu chứng thiếu kẽm, chỉ khác là các vết có màu xanh nhạt chứ không phải màu vàng; thiếu sắt - giống như triệu chứng thiếu kẽm, thiếu mangan nhưng chỉ biểu hiện ở các lá non. Ngoài ra các vi lượng như magie, kẽm còn tăng sức đề kháng cho cây, vi lượng còn giúp giảm số hạt, tăng hương vị, làm đẹp mã quả.

Cách bón phân:

- Sử dụng các loại phân đa yếu tố NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%;P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%; phân ĐYT NPK 16.6.16 (N=16%;P2O5=6%; K2O=16%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...

- Lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất giống, tập quán thâm canh của địa phương... Cụ thể:

- Cách bón: Bón tháng 11- 12 (cơ bản): 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% phân NPK 5.10.3 + 100% vôi (1-2 kg/gốc). Đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.

Bón lần 2 để thúc cành hè, nuôi quả (tháng 4, 5) với liều lượng 1 - 2kg phân NPK Văn Điển 16.6.16. Lần 3 bón sau thu hoạch (tháng 11, 12), bón 1 cây 1 - 2kg NPK Văn Điển 5.10.3.

+ Bón thúc lần 1 (đón hoa): Tháng 1 - 2 bón 40% lượng (2-3kg NPK5.10.3 hoặc 16.6.16).

+ Bón thúc lần 2 (thúc quả): Tháng 4 - 5 bón 30% lượng NPK (1-2kg 16.6.16 hoặc 2-3kg 5.10.3).

+ Bón thúc lần 3 (thúc quả): Tháng 7 - 8 bón 30% lượng NPK (1-2kg 16.6.16 hoặc 2-3kg 5.10.3).

+ Bón thúc lần 4: Tháng 9 - 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 hoặc 2kg NPK 5.10.3 (chống nứt quả).

Rắc phân, xới đất nhẹ quanh tán lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ sau mưa bón phân.

- Tủ gốc, thoát nước, giữ ẩm: Sử dụng các loại tàn dư thực vật,cây phân xanh, rơm rạ mục tủ gốc, thường xuyên tưới và thoát nước kịp thời giữ đủ ẩm cho cây.

- Tưới phân nước bổ sung: Nếu đất xấu, có thể ngâm thêm nước phân chuồng, ốc hến, xác súc vật với lân super (5kg trong 100 lít nước) trong 6 – 8 tháng đến khi hoai không còn mùi thối, pha loãng nước để tưới bổ sung vào các giai đoạn chính ở trên.

Bón phân Văn Điển làm cho cây bưởi Diễn phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, tăng số hoa và đậu quả, quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, bưởi ngọt, nhiều nước, bảo quản được lâu dài.


Mưa chưa đủ giải hạn Tây Nguyên Mưa chưa đủ giải hạn Tây Nguyên Trà hoa vàng Ba Chẽ, thương hiệu của Giám đốc Nịnh Văn Trắng Trà hoa vàng Ba Chẽ, thương hiệu của…