Bưởi da xanh, bưởi da xanh Sông Xoài, anh Hồ Văn Kiệt, ND Việt Nam xuất sắc
Đề xuất trên được đưa ra tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ NNPTNT và các bộ, ban, ngành về việc thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp sáng ngày 25.8.
Sản lượng nông sản tăng mạnh
TS Đặng Kim Sơn, chuyên gia nông nghiệp: Thiếu khoa học công nghệ lĩnh vực giống
Phát triển khoa học công nghệ cần có bước đột phá, cần làm sao để sự phát triển đó đi vào cuộc sống, áp dụng được thực tế để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chúng ta đang thiếu khoa học công nghệ đặc biệt ở lĩnh vực giống.
Phải thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học.
Các trung tâm nghiên cứu ứng dụng cần liên kết với nhau để tạo bước đột phá.
Đánh giá kết quả 3 năm (2013-2015) thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết: “Bộ NNPTNT và nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, Bộ đã nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nội dung và giải pháp nên đã có nhiều tác động tích cực, tái cơ cấu ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh cho toàn ngành”.
Sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, sản lượng của hầu hết các loại nông sản có thị trường tiêu thụ tốt đều tăng mạnh, nhất là tôm, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo, sắn, trái cây…
Sự gia tăng sản lượng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá ổn định đã đem lại lợi ích to lớn cho nông dân.
Tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã có bước chuyển biến rõ nét, chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn; giá trị sản xuất tăng, thị trường và giá cả các sản phẩm ổn định, đảm bảo thu nhập cho nông dân.
TS Đặng Kim Sơn- nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chia sẻ: “Hiện nay ngành nông nghiệp đã có nhiều mặt hàng chủ lực, phát triển tốt, để đẩy mạnh phát triển các mặt hàng chủ lực, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần có các chính sách thu hút, liên kết các doanh nghiệp có thực lực vào cùng đầu tư phát triển nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.
Hình thành các vùng sản xuất tập trung ở địa phương, tạo thành sức mạnh ở địa phương nhất là các địa bàn trọng điểm như Tây Nguyên, ĐBSCL…Về vấn đề đất đai, đã đến lúc chúng ta cần có bước đột phá để tích tụ đất đai, để doanh nghiệp có đất phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo tín hiệu của thị trường, có như thế mới thu hút doanh nghiệp vào đầu tư”.
Lựa chọn 10 sản phẩm có lợi thế
Trong 3 năm qua, sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm, giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/ năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm.
Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, tăng từ 73,2 triệu đồng/năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015.
Để triển khai tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, Bộ NNPTNT tiếp tục kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm tối thiểu 96.000 tỷ đồng.
Về chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Thời gian tới, phải hình thành các trục phát triển nông nghiệp, cụ thể có 3 trục: Thứ nhất, cấp quốc gia lựa chọn 10 sản phẩm có lợi thế để chiếm lĩnh thị trường quốc tế; Thứ hai, sản phẩm cấp tỉnh có tính chất đặc thù địa phương; thứ ba, sản phẩm quy mô cấp địa phương, làm theo hướng mỗi làng một sản phẩm theo mô hình tỉnh Quảng Ninh đang làm”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong thiết kế khung chính sách để đáp ứng yêu cầu 3 trục trên phát triển, cần đưa ra chính sách ưa đãi làm sao thúc đẩy doanh nghiệp trở thành đối tượng chủ lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm đối với những trường hợp làm ăn gian dối, gian lận thương mại”.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: “Nông nghiệp được xác định là mặt trận đặc biệt quan trọng, nên việc tập trung tái cơ cấu nông nghiệp có ý nghĩa quyết định nhằm nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định kinh tế xã hội.
Để thực hiện tái cơ cấu thành công, tôi đề nghị quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển thị trường.
Cần xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường các nước chủ lực; xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo nên những sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị cao; yêu cầu phát triển những sản phẩm chủ lực từ cấp độ quốc gia, vùng, địa phương, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương để khai thác triệt để thế mạnh từng vùng”.
Chủ tịch T.Ư Hội NdVN Lại Xuân Môn: “Xuất khẩu gạo nhất thế giới sao nông dân vẫn nghèo?”
Một trong những hạn chế của tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề truyền thông, tôi đã đi rất nhiều địa phương và hỏi nông dân có biết về tái cơ cấu nông nghiệp không, hầu hết nông dân đều không biết, nhưng gần như nông dân nào cũng biết về xây dựng nông thôn mới.
Tái cơ cấu nông nghiệp đã được triển khai 3 năm qua, vậy mà đến nay chủ thể sản xuất nông nghiệp là nông dân vẫn còn chưa biết gì về tái cơ cấu nông nghiệp thì việc đẩy mạnh tái cơ cấu sẽ không thể thành công được, muốn thành công chúng ta phải vào cuộc quyết liệt, có sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.
Để thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, tôi nghĩ chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể.
Thứ nhất, giải pháp quy hoạch, cần làm quyết liệt từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng đến quy hoạch sản phẩm cây con chủ lực, hiện nay một số địa phương đang có sự xung đột về quy hoạch.
Trong quy hoạch cần tính toán lại xem có nên giữ 3,8 triệu ha đất lúa, xuất khẩu lúa gạo nhất nhì mà đời sống nông dân vẫn vô cùng khó khăn thì cũng chẳng có ý nghĩa, bởi nông dân là chủ thể sản xuất nông nghiệp, chủ thể xây dựng nông thôn mới mà vẫn nghèo thì sẽ không ổn” – ông Lại Xuân Môn cho biết.
Thứ hai, tập trung phát triển các bộ giống chất lượng, vấn đề này quan trọng lắm, phải cải tiến toàn bộ các bộ giống, cần có công nghệ khoa học để tạo ra giống tốt, cần đầu tư khoa học công nghệ nhiều hơn nữa.
Thứ ba, tổ chức lại sản xuất, sản xuất tập trung, xây dựng chuỗi giá trị, trong chuỗi giá trị sản xuất cần xác định vai trò của từng đối tượng sản xuất, riêng nông dân chỉ có thể quán xuyến công việc sản xuất, nông dân không thể vừa sản xuất vừa bán hàng được.
Công việc bán hàng phải để các doanh nghiệp làm.
Ông Lại Xuân Môn đề nghị Chính phủ cần thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch để tránh xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo, chồng lấn, tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch ở các địa phương.
Đồng thời cũng cần thành lập Ban chỉ đạo tiêu thụ nông sản, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng có Ban chỉ đạo thì sẽ làm thành công, bởi khi đó chúng ta sẽ giám sát tốt hơn, chặt chẽ hơn, ai làm không tốt sẽ bị xử lý ngay lập tức.
An Nhiên (ghi)
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao