Cá bớp, tôm hùm nhanh lớn, ít dịch bệnh khi nuôi vùng biển hở
Những hộ tiên phong nuôi hải sản ở vùng biển hở bằng lồng HDPE đầu tiên ở tỉnh Khánh Hòa đánh giá cá, tôm nhanh lớn, ít dịch bệnh so với nuôi gần bờ.
Tỷ lệ cá, tôm sống cao, lớn nhanh
Cuối tháng 5/2023, ông Nguyễn Hải Ninh - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cùng Phó Chủ tịch tỉnh Trần Hòa Nam đã phát động chương trình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở thuộc xã Cam Lập, TP Cam Ranh.
Tại lễ phát động, Bí thư Tỉnh ủy và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng lãnh đạo các sở ban ngành đã thả những con cá biển, tôm hùm vào những lồng HDPE hiện đại cho 3 hộ nuôi đầu tiên tiên phong nuôi thủy sản tại vùng biển hở của tỉnh.
Đến nay, sau 8 tháng thả nuôi, Sở NN-PTNT Khánh Hòa cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức nghiệm thu mô hình này và đều cho thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại hộ ông Phan Văn Thành và ông Nguyễn Văn Cư (xã Cam Lập, TP Cam Ranh), mỗi người có 2 lồng tròn HDPE đường kính 13m, thể tích 800m3 đều thả nuôi cá bớp, hiện đã đạt trọng lượng từ 6 - 7kg/con; tỷ lệ sống đạt 97%. Đặc biệt, cá sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc nâu sáng, rất khỏe mạnh. Vì vậy, nhiều người tham quan mô hình đều tấm tắc khen các hộ nuôi rất đạt và thành công.
Cá bớp nuôi ở vùng biển hở lớn nhanh, khỏe mạnh, màu sắc đẹp. Ảnh: KS.
Ông Phan Văn Thành cho biết, việc nuôi cá bớp được gia đình thực hiện theo quy trình lâu nay là sử dụng thức ăn cá tạp. Tuy nhiên khi cá đạt kích cỡ khoảng 1 con/kg thì được chuyển sang lồng HDPE để nuôi thương phẩm. Nhờ lồng rộng lớn, lại nuôi ở vùng biển hở có nước sâu, lưu thông tốt, sạch sẽ nên cá lớn nhanh, ít dịch bệnh so với nuôi gần bờ.
“Trước đây khi nuôi cá bớp ở vùng gần bờ với mật độ lồng bè dày đặc, nguồn nước lưu thông kém, cá sinh trưởng và phát triển chậm, dễ dịch bệnh cũng như gây chết hàng loạt khi có mưa lũ làm ngọt hóa vùng nuôi. Từ ngày chuyển ra nuôi ở vùng biển hở, tôi không còn lo ngại vấn này. Lồng nuôi HDPE được thiết kế chắc chắn, chịu sóng gió tốt nên cũng yên tâm. Cá nuôi ở vùng biển hở lớn nhanh hơn nhiều so với nuôi gần bờ trước đây sau cùng thời gian nuôi”, ông Phan Văn Thành chia sẻ.
Được biết, mỗi lồng tròn được các hộ nuôi thả 2.000 con cá bớp, với sản lượng hiện ước đạt trên 10 tấn. Với giá cá hiện từ 160 - 170 ngàn đồng/kg (tùy loại), các hộ nuôi lãi khoảng 600 triệu đồng/lồng sau khi xuất bán.
Những lồng tròn đường kính 13m, thể tích 800m3 thả ở vùng biển hở rất chắc chắn, an toàn trước thiên tai. Ảnh: KS.
Hộ ông Nguyễn Văn Thơ nuôi tôm hùm xanh bằng bè HDPE gồm cụm 6 lồng, mỗi lồng 24m3, treo 2 tầng lồng (tức 12 lồng) tại vùng biển hở cũng cho kết quả tốt. Tôm hùm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm được rút ngắn từ 1 - 2 tháng so với nuôi gần bờ.
Theo ông Thơ, hiện tôm nuôi đã đạt trọng lượng khoảng 3 con/kg, tỷ lệ sống đạt 76%. Với giá tôm hiện trên 1 triệu đồng/kg, nếu xuất bán, ông lãi khoảng 30 triệu đồng/lồng, rất phấn khởi.
Sẽ chuyển mạnh nuôi vùng biển hở
Ông Huỳnh Kim Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT Khánh Hòa giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở. Đến nay, Trung tâm đã triển khai được 8/10 mô hình với 8 hộ dân tham gia.
Mô hình nuôi tôm hùm xanh trong lồng HDPE giúp tôm sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: KS.
Đối với 3 hộ thả nuôi đầu tiên, đến nay cá bớp, tôm hùm đã đạt kích cỡ thu hoạch. Đặc biệt, các hộ nuôi cá bớp được dự án đầu tư 2 lồng tròn HDPE, đến thời điểm hiện tại sản lượng mỗi lồng khoảng 14 tấn cá, tổng doanh thu trên 4,5 tỷ, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/hộ. Theo đánh giá của các hộ nuôi, nếu trừ đầu tư ban đầu 2 lồng tròn HDPE khoảng 530 triệu đồng thì tính ra vốn đầu tư ban đầu không quá cao so với lợi nhuận mô hình mang lại. Do đó, khi mô hình nghiệm thu, Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình nuôi biển bằng lồng HDPE thay các lồng bè nuôi truyền thống không thích ứng với thiên tai.
Ông Lê Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, qua kiểm tra thực tế tại 3 mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở đều mang hiệu quả kinh tế. Vì vậy, sắp tới, Sở NN-PTNT cùng các ban ngành, địa phương có biển và doanh nghiệp sẽ khuyến cáo bà con chuyển đổi mô hình từ nuôi lồng bè truyền thống gần bờ sang mô hình nuôi lồng HDPE xa bờ.
Được biết, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) đã tài trợ cho tỉnh Khánh Hòa xây dựng, triển khai đề án thí điểm nuôi biển công nghệ cao cũng như mô hình nuôi biển.
Theo chủ hộ, tôm hùm nuôi ở vùng biển hở với nguồn nước lưu thông tốt nên sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: KS.
Theo ông Lê Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa, với chủ trương của tỉnh yêu cầu các địa phương giảm diện tích nuôi gần bờ, tăng diện tích nuôi biển xa bờ, thời gian tới, Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương sẽ thu gọn khu vực nuôi gần bờ, chuyển dần sang nuôi xa bờ ở vùng biển hở nhưng có điều kiện thuận lợi, cũng như vùng biển dự kiến quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo đề án nuôi biển thí điểm công nghệ cao của tỉnh. Đề án này đang lấy ý kiến các cơ quan liên quan để sắp tới trình Thủ tướng Chính phủ thông qua. Sau khi đề án thông qua, Sở NN-PTNT sẽ có chỉ đạo di dời nuôi biển theo hướng xa bờ.
- Dải áp suất và lưu lượng rộng
- Độ rung thấp, vận hành êm ái
- Trục vít 2 thùy nằm ngang
- Đơn giản, cấu trúc gọn
- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch
- Hệ nén trục vít mạnh mẽ
- Roto được thiết kế đặc biệt
- Hoạt động liên tục, bền bỉ
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao