Cà Mau tháo gỡ khó khăn trong mời gọi đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh
Ngày 29/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh.
Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 4.776 ha (4.912 hộ) nuôi tôm siêu thâm canh (STC); hầu hết diện tích nuôi tôm STC là của các hộ dân tự đầu tư, còn lại một số ít doanh nghiệp đầu tư.
Đánh giá một cách tổng thể, hiện nay quy trình nuôi tôm STC được áp dụng trên địa bàn tỉnh chưa mang lại hiệu quả cao và ổn định. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố như sự tăng giá của các vật tư đầu vào và giảm giá của sản phẩm tôm thương phẩm khi thu hoạch, vẫn là một trở ngại lớn cho sự phát triển loại hình nuôi này thời gian qua.
Tại cuộc họp, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn nhận, công tác quy hoạch còn chậm, quản lý quy hoạch còn bất cập; kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu, thời tiết; tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế; liên kết hợp tác sản xuất chậm phát triển và chưa bền vững, chưa có nhiều mô hình liên kết chuỗi sản xuất hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.
Các đại biểu cho rằng, để tháo gỡ khó khăn trong mời gọi đầu tư nuôi tôm STC, trước hết cần giải quyết được các vấn đề về quy hoạch, trong đó rà soát, thực hiện quy hoạch ngành sao cho phù hợp quy hoạch chung của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Theo Trần Quốc Thống, Phó giám đốc Sở Xây dựng, để có cơ sở mời gọi đầu tư thì cần có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết rõ ràng, hợp lý, đảm bảo đúng quy định.
Các đại biểu cho rằng, để tháo gỡ khó khăn trong mời gọi đầu tư nuôi tôm STC, trước hết cần giải quyết được các vấn đề về quy hoạch. (ảnh minh họa)
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy hoạch chuyên ngành trên cơ sở quy hoạch tỉnh, từ đó tính toán cụ thể cho từng khu vực nuôi tôm theo quy định; khuyến cáo người nuôi phải thực hiện quy trình theo hướng tuần hoàn, đảm bảo môi trường, an toàn sinh học; rà soát lại điều khoản của Luật Đất đai về các dự án được thu hồi đất để thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo quy định. Các sở, ngành, đơn vị liên quan tìm giải pháp để hạ giá thành suất đầu tư hạ tầng các khu nuôi tôm STC tập trung…
Được biết, theo Phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, sẽ phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, hình thành các vùng nuôi tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau. Đến năm 2025 đạt diện tích 5.000 ha, sản lượng 110.000 tấn, năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha/năm (tính theo tổng diện tích); đến năm 2030 đạt diện tích 8.000 ha, sản lượng đạt 179.200 tấn, năng suất bình quân 22,4 tấn/ha/năm.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao