Tin thủy sản Cá rô phi Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường

Cá rô phi Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường

Author Hồng Thắm (thực hiện), publish date Thursday. August 3rd, 2017

Cá rô phi Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường

Để hiểu rõ hơn về tiềm năng của cá rô phi Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, ông Kevin Fitzsimmons (ảnh), Giáo sư Khoa Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, Trường Đại học Arizona, Mỹ.

Sản lượng cá rô phi thế giới đạt hơn 6 triệu tấn trong năm 2016

Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của ngành cá rô phi Việt Nam?

Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu nỗ lực để tăng cường sản xuất cá rô phi trên toàn quốc. Đây là một nỗ lực nhằm đa dạng hóa sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu cá tra, cũng như thêm một mặt hàng bổ dưỡng cho người tiêu dùng Việt Nam. Việt Nam đặt mục tiêu đạt sản lượng khoảng 140.000 tấn/năm, tăng gấp đôi trong những năm tới. Điều này sẽ đòi hỏi mức đầu tư nhiều hơn so với sự tăng trưởng tương đối chậm 10 năm qua.

Ở Việt Nam, cá rô phi được nuôi và tiêu thụ khắp cả nước, từ phía Bắc gần biên giới Trung Quốc đến phía Nam của ĐBSCL. Hiện nay, hầu hết sản lượng cá rô phi Việt Nam đều được tiêu thụ tại địa phương, rất ít phục vụ cho xuất khẩu. Việc chuyển đổi các dây chuyền chế biến cá tra đã được nghĩ đến như cách giảm vấn đề thừa năng suất và việc bắt đầu lấn sang chế biến cá rô phi trong một vài thương mại xuất khẩu quốc tế đã bắt đầu sinh lợi. Với nguồn tài nguyên mặt nước dồi dào và số lượng lớn nông dân nuôi trồng thủy sản được đào tạo bài bản, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành cá rô phi.

Theo ông, thách thức lớn nhất đối với ngành cá rô phi Việt Nam là gì? Liệu có phải là sản xuất giống?

Có vài thách thức chính đối với việc phát triển nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Đầu tiên là mối quan tâm nghiêm trọng của virus tilapia lake (TiLV). Tác nhân gây bệnh nghiêm trọng này đã được báo cáo ở Thái Lan, Đài Loan và dường như dễ lây truyền từ cá bố mẹ và/hoặc cá bột, cá hương. Việt Nam cần duy trì hệ thống an toàn sinh học tốt để tránh sự tấn công của virus này. Mong muốn tìm được cá bố mẹ đã được cải thiện từ nguồn nhập khẩu sẽ là một thử nghiệm quan trọng của các kế hoạch kiểm dịch và an toàn sinh học. Sử dụng cá bố mẹ nội địa sẽ là con đường an toàn nhất do có một cơ sở di truyền mạnh mẽ đã có trong nước. Tuy nhiên, nếu bổ sung cá bố mẹ nhập khẩu thì việc giám sát sức khỏe và mở rộng kiểm dịch là điều cần thiết.

Thách thức thứ hai chính là xâm nhập thị trường xuất khẩu toàn cầu. Mỹ, EU đã nhập khẩu cá rô phi từ các công ty quốc tế có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm với các trại nuôi ở các nước đang phát triển. Việt Nam đã thiết lập được liên kết thông qua tôm, cá tra và kênh tiếp thị này sẽ là những con đường hợp lý để theo đuổi một dòng sản phẩm mở rộng.

Ngành cá rô phi Việt Nam nên làm gì để phát triển hơn nữa trong tương lai?

Cá rô phi Việt Nam chắc chắn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chi phí sản xuất cũng nên cạnh tranh từ việc có tài nguyên nước và lao động tốt. Bước đi tiếp theo chính là sự hợp tác giữa Chính phủ và ngành công nghiệp này để duy trì an toàn sinh học và kiểm soát tốt dịch bệnh. Doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát tốt chi phí sản xuất, tận dụng kết hợp sự kết nối thị trường hiện tại để đưa cá rô phi đến với các khách hàng quốc tế đã có. Kiểm soát chi phí thức ăn cũng sẽ rất quan trọng. Hiện tại Việt Nam không sản xuất ra nhiều thành phần được sử dụng trong khẩu phần của cá rô phi. Nhiều thành phần cải tiến đang xuất hiện trên thị trường. Bột tảo, protein đơn bào, thức ăn côn trùng đang nhanh chóng xuất hiện và thay thế cho bột cá, dầu cá đắt tiền. Những thành phần này có thể dễ dàng được sản xuất ở Việt Nam, cho phép nền kinh tế địa phương nắm bắt được những lợi nhuận đó.

Trân trọng cảm ơn ông!


Xuất khẩu thủy sản năm 2017 có thể đạt 8 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản năm 2017 có thể… Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận mã số…