Cá măng sửa Các Bè Cá Nước Ngọt Và Ven Biển

Các Bè Cá Nước Ngọt Và Ven Biển

Publish date Friday. January 17th, 2014

Các Bè Cá Nước Ngọt Và Ven Biển

Các bè cá ở vùng ven biển thường thì kích thước sẽ nhỏ hơn (500-1.600m2). Phụ thuộc vào độ sâu và dòng nước thì mật độ thả cá giống dao động từ 6 đến 12 con trên 1 m2. Chế độ ăn đối với cá thương phẩm từ 3-4 lần mỗi ngày chứa 27-31% đạm bắt đầu từ lúc thả giống đến khi thu hoạch. Kích thước cá đến ngày thu hoạch đạt 250-275g trong vòng 4-5 tháng với tỉ lệ sống sót từ 80-90% và năng suất ngưỡng 1.5-5kg/m2.

Nuôi cá măng trong lồng

Các lồng nuôi cá măng được hình thành trên các hồ nước ngọt, vùng cửa sông và các vùng nước ven biển. lồng có thể hình vuông hay hình chữ nhật và làm bằng khung tre hoặc khung G.I với các phao rỗng nổi. Đối với những thiết kế cao cấp hơn thì phần khung được làm từ ống chất lượng cao polypropylene cũng nổi như trên mặt nước như phao. 1 chế độ ăn hoàn chỉnh chứa 27-31% chất đạm là cần thiết từ lúc thả giống đến khi thu hoạch.

Đối với lứa cá nhỏ khoảng 5-10g thì ban đầu mật độ thả cao hơn trong lưới có mắt dày hơn trong vòng 1-2 tháng trước khi chuyển sang lồng nuôi thương phẩm. Mật độ thả giống ảnh hưởng bởi khả năng của lồng bè và môi trường. Mật độ nuôi trong các lồng nổi và lồng cố định là 10-40 con/m3 với tỉ lệ sống sót dao động trong khoảng từ 70-90%, năng suất đạt 3-20 kg/m3. Đối với lồng xa bờ thì mật độ nuôi dày hơn từ 40-100 con/m3 với sản lượng từ 20-35 kg/m3.

Kích thước cá tại thời điểm thu hoạch nằm trong khoảng 350g đến ½  kí. Nông dân sẽ tiến hành thu hoạch 1 phần khi cá chạm đến ngưỡng khối lượng trung bình 200g để tạo không gian cho lứa cá nhỏ hơn phát triển. Vì vậy, tổng sản lượng và số tiền thu được cũng sẽ cao hơn khi áp dụng nuôi giống dự trữ với mật độ cao và thu hoạch theo từng phần.

Source: Milkfish Production and Processing Technologies in the Philippines

This project was funded by the Department of Agriculture - Bureau of Agricultural Research (BAR) and was made possible through the generous support and collaboration with the Southeast Asian Fisheries Development Center (SEAFDEC), the Bureau of Fisheries and Aquatic Resources (BFAR) and the University of the Philippines in the Visayas (UPV)

Tác giả: Wilfredo G. Yap, Antonio C. Villaluz, Ma. Gracia G. Soriano, and Mary Nia Santos


Chế Biến Cá Măng Sữa Chế Biến Cá Măng Sữa Phát Triển Nuôi Lồng Bè Cá Măng Sữa Phát Triển Nuôi Lồng Bè Cá Măng Sữa