Tôm thẻ chân trắng Các biện pháp môi trường trong nuôi tôm

Các biện pháp môi trường trong nuôi tôm

Publish date Thursday. September 24th, 2015

Các biện pháp môi trường trong nuôi tôm

Môi trường nuôi

Duy trì môi trường nuôi tốt là một trong những nguyên tắc cơ bản kiểm soát dịch bệnh, giảm stress (sự căng thẳng làm giảm sức đề kháng bệnh) cho thủy sản nuôi.

Cách tốt nhất để duy trì một môi trường nuôi tốt là thả số lượng post-larvae phù hợp với tiềm năng sản suất của hệ thống nuôi; cách này sẽ thay đổi chủ yếu tùy vào số lượng hệ thống sục khí sử dụng và việc thực hiện quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

Tuy nhiên, do GAP có thể không luôn đảm bảo rằng chất lượng nước có thể chấp nhận được, do đó chất lượng nước ao nên được tiến hành theo dõi.

Các biến số quan trọng nhất cần theo dõi là oxy hòa tan, pH, độ mặn, ammonia nitơ và hydrogen sulfide (pS). Sự dao động pH hàng ngày lớn cho thấy thực vật phù du phát triển quá mức hoặc cần phải bón vôi để tăng độ đệm cho nước.

Thường thì các biến số khác sẽ không ra ngoài các giới hạn cho phép, trừ khi hệ thống sục khí không đáp ứng đủ cho lượng thức ăn đầu vào được sử dụng.

Chất lượng nước kích khởi EMS / AHPNS

pH trong các ao nuôi tôm thường cao, vì vậy giả thuyết về pH cao kích khởi EMS nên được chứng minh bởi các nghiên cứu sâu hơn.

Theo lôgic, bất kỳ biến đổi nào về chất lượng nước ở mức gây căng thẳng có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh cho tôm bao gồm cả EMS.

Như vậy, nên xem xét pH cũng như khả năng gây stress do các vấn đề khác của chất lượng nước là các cơ chế có thể kích khởi (gây) bệnh.

Probiotic (men vi sinh) trong nuôi tôm

Mặc dù là có việc sử dụng nhiều sản phẩm probiotic - men vi sinh trong nuôi tôm, nhưng không có bằng chứng nào chắc rằng việc bổ sung này cải thiện các điều kiện môi trường trong ao.

Probiotic (men vi sinh) không nên có hại cho môi trường nuôi hoặc cho tôm và cũng không có lý do gì để ngăn cản những người nuôi đang tin tưởng vào các sản phẩm probiotic khỏi việc sử dụng này.

Tuy nhiên, probiotic ( ) không nên được khuyến nghị như là một biện pháp có thể để giảm thiểu nguy cơ EMS / AHPNS trừ khi có thực hiện nghiên cứu và có bằng chứng cho thấy hiệu quả của nó cho mục đích này.

Tẩy trùng nước trong ao nuôi tôm

Nhiều hợp chất được sử dụng để tẩy trùng nước trong nuôi tôm trước khi thả tôm vào ao và để tẩy trùng cả lượng nước bù đắp cho ao mỗi khi bay hơi và bị thấm trong ao.

Chlorin được sử dụng rộng rãi để tẩy trùng nguồn nước cấp đô thị và đã có một vài nghiên cứu cho thấy các hợp chất Chlorin có thể là chất tẩy trùng hiệu quả khi được sử dụng ở hàm lượng 20 đến 30 mg/l trong nguồn nước cấp cho nuôi tôm.

Các hợp chất khác được sử dụng làm chất tẩy trùng trong nuôi tôm chưa được nghiên cứu.

Liều lượng hiệu quả của chất tẩy trùng thông thường sử dụng trong nuôi tôm nên được đưa ra thông qua xét nghiệm sinh học vi khuẩn.

Thuốc trừ sâu

Một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long – đặc biệt loại thuốc trừ sâu tổng hợp thuộc nhóm pyrethroid “thế hệ mới” gây độc tính cao cho tôm.

Cần phải thực hiện các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dư lượng thuốc trừ sâu ở bùn đáy ao và nước, sự căng thẳng của tôm, khả năng dễ bị nhiễm EMS / AHPNS và các loại bệnh tôm khác.

Tôm sú ấu niên Penaeus monodon bị nhiễm EMS/AHPNS ở Việt Nam. Gan tụy nhợt nhạt và teo, đường ruột rỗng.

Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, con tom, nuoi tom, ao nuoi tom


Related news

Vi khuẩn có lợi là các tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản Vi khuẩn có lợi là các tác nhân… Tại sao vẫn còn có nghi vấn về các sản phẩm probiotic Tại sao vẫn còn có nghi vấn về…