Tin nông nghiệp Cách đơn giản nâng chất lượng nông sản là bổ sung trung, vi lượng cho cây

Cách đơn giản nâng chất lượng nông sản là bổ sung trung, vi lượng cho cây

Author Trọng Hòa, publish date Tuesday. December 28th, 2021

Cách đơn giản nâng chất lượng nông sản là bổ sung trung, vi lượng cho cây

Và biện pháp đơn giản, thuận tiện, dễ dàng nhất bổ sung trung, vi lượng cho cây trồng là bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển Văn Điển.

Cây trồng cần 19 - 21 chất dinh dưỡng khác nhau

Theo các nhà dinh dưỡng học thực vật, cây trồng có nhu cầu đảm bảo đầy đủ 19-21 chất dinh dưỡng khác nhau để sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng là đạm, lân, kaly, cây trồng rất cần các dinh dương trung, vi lượng, mặc dù khối lượng không nhiều, thậm chí còn rất ít, song  chúng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống.

Một số chất dinh dưỡng trung lượng được cây trồng cần một lượng vừa phải là canxi (CaO), Magie (Mg), lưu huỳnh (S) và silic (SiO2).

Canxi (CaO): Còn gọi là vôi, có tác dụng điều hòa môi trường trong dịch cây, canxi còn tham gia các phản ứng sinh học trong quá trình hình thành phát triển dinh dưỡng trong quả cây có múi, trong củ quả, trong các loại hạt lúa, đậu đỗ, ngô…

Thiếu canxi cây trồng gặp khó khăn trong việc hấp thu đạm, kali, chậm phát triển, bộ rễ tơ còi cọc ảnh hưởng đến sinh trưởng hấp thu dinh dưỡng của cây. Canxi còn khử chua đất, điều chỉnh độ pH đất tạo thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt, phát triển khỏe cho năng suất tốt.

Magie (MgO): Một thành phần quan trọng cấu thành nhân của diệp lục. Cây đủ magie bộ lá dày, khỏe, cây lúa cứng cáp, cây ăn quả lá dày bền, cây rau củ quả lá chứa nhiều chất khô, chất khoáng hòa tan, các cây có quả hạn chế rụng quả non, tỷ lệ đậu quả cao như cà phê, hồ tiêu, lúa, ngô… Nếu thiếu magie, lá mỏng, yếu, đậu quả kém, rụng quả non nhiều, khả năng quang hợp của cây giảm, năng suất thấp.

Silic (SiO2): Một số loại cây có nhu cầu silic rất lớn như: lúa, mía, dứa, ngô. Silic tham gia hình thành lớp cutin dưới mặt lá để giúp cho cây hạn chế mất nước, tăng sức chịu hạn. Thân cành lá, cứng do được bảo vệ lớp lông, gai, phấn giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng sâu bệnh.

Silic còn giúp cho đất giàu sét trở nên tơi xốp thông thoáng tạo điều kiện cho bộ rễ tơ phát triển nhất là cây có múi như cam, bưởi.

Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh thường thấy trong các hợp chất hữu cơ, trong các phản ứng sinh hóa học, điều hòa nên thường cho cây phát triển tốt.

Dinh dưỡng vi lượng là những chất mà cây trồng cần một lượng nhỏ. Nhóm này gồm: Bo (B), kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), Molypden (Mo)…

Những nguyên tố này hoạt động giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng dễ dàng hơn.

Hơn nữa, các nguyên tố vi lượng hầu hết tham gia cấu trúc ezim để tổng hợp dinh dưỡng trong cây trồng, giúp cho cây phát triển khỏe,chống chịu sâu bệnh và môi trường bất thuận, tạo  năng suất cao, chất lượng tốt.

Bổ xung các chất dinh dưỡng trung, vi lượng cho cây trồng

Khí hậu đặc trưng của nông nghiệp nước ta là thời tiết nhiệt đới ẩm, gió mùa, cộng với địa hình đồi dốc nhiều nên hầu hết các loại đất trồng trọt ở nước ta đều nghèo đến rất nghèo dinh dưỡng trung,vi lượng.

Cùng với hiện tượng rửa trôi liên tục năm này qua năm khác và cây trồng lấy đi từ vụ này sang vụ khác. Trong sản xuất vài thập kỷ qua, ngành trồng trọt nước ta lạm dụng đầu tư phân hóa học quá mức, phân hữu cơ ít được dùng, thậm chí không có đã làm hạn chế năng suất cây trồng, sâu bệnh ngày càng tăng và phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh mới với sức phá hoại nguy hiểm hơn, nhưng nguy hại lâu dài hơn là làm đất bị thoái hóa, ô nhiễm nguồn nước và không khí…

Để bổ sung các loại dinh dưỡng này, con đường duy nhất trong điều kiện sản xuất hiện nay là cung cấp qua phân bón. Mặt trái của phân hóa học, các nhà khoa học đã cảnh báo; sử dụng phân hóa học có 2 vấn đề lớn nảy sinh: Nếu được chế biến quá đậm đặc với 1 hoặc 2 chất dinh dưỡng chính như Urea, DAP, MAP,... các chất khác bị loại trừ hết, sau nhiều năm sử dụng sẽ nảy sinh hiện tượng mất cân đối, thiếu hụt nhiều chất trung vi lượng trong đất.

Nếu sản xuất phân bón có hàm lượng dinh dưỡng thấp sẽ phải chứa nhiều thành phần phụ độc hại, sau nhiều năm sử dụng, thành phần phụ sẽ tích lũy trong đất, trong nhiều trường hợp sẽ gây ngộ độc cho cây hoặc làm biến đổi lý, hóa tính đất trồng trọt theo hướng bất lợi cho cây trồng.

Vì vậy hầu hết các loại phân bón hóa học đang cung ứng trên thị trường đều thiếu các loại chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng: Các loại phân đơn như urê, supe lân, kali clorua, DAP, SA và hầu hết các loại phân NPK thông thường không có hoặc không có đủ các loại dinh dưỡng trung, vi lượng.

Nếu mua từng loại phân trung lượng, từng loại phân vi lượng để bón cho cây trồng thì giá rất cao và quy trình bón rất phức tạp, người nông dân không thể thực hiện đúng được.

Cách bổ sung trung, vi lượng bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Phân lân nung chảy Văn Điển là sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều  chất vi lượng: 0,4%Fe; 0,02% B; 0,02 Zn; 0,2% Mn, 0,02% Cu, 0,01% Mo…).

Kết hợp với  đạm urê, kali clorua và lưu huỳnh để sản xuất các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK theo tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, phù hợp nhu cầu của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng để cây trồng phát triển khỏe và năng suất, chất lượng cao nhất.

Hiện tại, Công ty Cổ phần pPhân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất trên 60 dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK cho nhiều loại cây trồng:

– Phân đa yếu tố NPK 10.7.3. có thành phân dinh dưỡng: 10% N; 7% P2O5; 3% K2O; 9% CaO; 6% MgO; 9% SiO2; 2% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo… dùng bón lót trước cấy hoặc gieo sạ.

– Phân đa yếu tố NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: 13%N; 3%P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 2% MgO; 4% SiO2; 2% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo…, dùng bón thúc đẻ nhánh và bón đón đòng…

– Loại  đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng 12%N; 8%P2O5; 12% K2O; 8% CaO; 6% MgO; 9% SiO2; 6% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo… dùng bón sau thu hoạch và bón đón hoa, bón sau đậu quả.

– Loại  đa yếu tố NPK 12.7.20 có thành phần dinh dưỡng 12%N; 7%P2O5; 20% K2O; 6% CaO; 3% MgO; 4% SiO2; 9% S và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Mo… chuyên dùng bón tích đường cho quả cam, bưởi, quýt, tích đường cho mía, dứa, chuối…. và rất nhiều dòng sản phẩm đặc trưng cho rau, củ, quả, cây cà phê, hồ tiêu, cao su, sầu riêng, bơ…

Từ thực tiễn sản xuất cho thấy tất cả những cây trồng được bón phân Văn Điển có sức sinh trưởng phát triển khoẻ, màu sắc lá xanh sáng bóng, bản lá dày, cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, chịu úng tốt hơn, năng suất, chất lượng được cải thiện rõ rệt, rau quả ăn ngon đậm hơn và rất an toàn cho người sử dụng.

Đặc biệt, bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp đất đai ngày càng màu mỡ, giảm độ chua, tăng độ tơi xốp, cân bằng dinh dưỡng trong đất. Đó là biện pháp bổ sung các chất trung, vi lượng cho cây trồng thuận tiện, dê dàng nhất góp phần nâng cao chất lượng, giá trị nông sản trong sản xuất nông nghiệp.


Vỏ chôm chôm ủ phân hữu cơ, lợi đôi đường Vỏ chôm chôm ủ phân hữu cơ, lợi… Kinh nghiệm phát triển rừng bền vững tại Phần Lan Kinh nghiệm phát triển rừng bền vững tại…