Tôm sú Cách Phòng Một Số Bệnh Do Vi Khuẩn Ở Tôm Sú

Cách Phòng Một Số Bệnh Do Vi Khuẩn Ở Tôm Sú

Publish date Friday. November 15th, 2013

Cách Phòng Một Số Bệnh Do Vi Khuẩn Ở Tôm Sú

Vi khuẩn là tác nhân thường xuyên có mặt trong ao nuôi, cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau cho các giai đoạn phát triển của tôm. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở tôm nuôi như: bệnh đứt râu, bệnh cụt đuôi, hoại chi; bệnh đốm đen, đốm nâu, bệnh phát sáng, bệnh vi khuẩn dạng sợi,...


Bệnh vi khuẩn phát sáng:

Các giai đoạn bị nhiễm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm trưởng thành.

Triệu chứng: ấu trùng yếu đi và có màu trắng đục. Tôm con và tôm trưởng thành bị nhiễm bệnh phát ra ánh sáng màu xanh lục liên tục khi ta quan sát trong chỗ tối. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các mô bên trong của ấu trùng này chứa đầy các vi khuẩn bơi rất nhanh. Tình trạng tôm bị nhiễm bệnh sẽ dẫn đến tử vong cao lên gần 100% số bị nhiễm.

Biện pháp phòng ngừa: tránh sự xâm nhập của vi khuẩn phát quang vào trong hệ thống ấp trứng (sử dụng nước nhiễm xạ cực tím, xử lý bằng Clo,...).

Chấp hành nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh trước và trong quá trình nuôi.

Lọc sạch cặn và tạp chất ở đấy bể nuôi, hồ nuôi vì đó là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh trưởng. Tẩy trùng các ấu trùng bị nhiễm trước khi loại bỏ chúng.

Cách chữa trị: Mỗi ngày phải thay nước từ 80 – 90%.

Bệnh thoái hóa vỏ, bệnh đốm nâu, bệnh hoại chi

Các giai đoạn bị nhiễm: ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm con, tôm trưởng thành

Triệu chứng và dấu hiệu: xuất hiện vết thoái hóa từ hơi nâu ngả sang đen trên vỏ, phần bụng, phần phụ đầu, đuôi, mang và các chi.

Vết phỏng chứa dịch gelatin màu xanh tím có thể phát triển trên vỏ và phần bụng, phần cuối đuôi, phần phụ đầu. Vết phỏng này có thể lan sang phần bên dưới 2 bên vỏ, tạo thành một khối u.

Ở giai đoạn ấu trùng, tôm con, tôm trưởng thành, các chi bị nhiễm bệnh có hình dạng như đầu mẩu tàn thuốc.

Phương pháp phòng ngừa: sử dụng nước có chất lượng tốt.

Giảm hàm lượng các chất hữu cơ trong nước đến mức thấp nhất bằng cách loại bỏ các chất cặn bã, tôm chết, vỏ tôm đã thay vì đó là nơi ẩn náu của vi khuẩn.

Cho ăn đầy đủ.

Giảm tối đa việc vớt và thả tôm, tránh nuôi với mật độ quá lớn (trên 30 con P15/m2).

Tránh gây thương tích trên vỏ tôm

Cách chữa trị: kích thích sự thay vỏ của tôm. Thay nước sạch, dùng vôi sống CaCO3 để lắng tụ chất vẩn hữu cơ và tăng cường sục khí.

Tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C hàng ngày vào thức ăn cho tôm.

Có thể dùng một số kháng sinh liều lượng 40 – 50 mg/l thức ăn, liên tục trong 4 – 5 ngày. Dùng BKC phun trực tiếp xuống ao với liều lượng 0,4 – 0,5 ml/m3 kết hợp mở máy quạt nước hoặc sục khí.

Riêng bệnh phân trắng thường phát sinh khi nuôi tôm trên 60 ngày tuổi, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Để phòng bệnh cho tôm cần phải giữ môi trường nước ổn định, giảm hàm lượng hữu cơ trong ao và đáy ao bằng các loại men vi sinh phân hủy chất thải, giảm sinh khối tảo bằng các hóa chất diệt tảo.

Khi tôm bị bệnh cần thay nhiều nước, dùng Riato liều lượng 5 – 10 g/kg thức ăn cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.


Năm Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi Tôm Sú Năm Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi… Các Vấn Đề Khi Nuôi Tôm Sú Độ Mặn Thấp Các Vấn Đề Khi Nuôi Tôm Sú Độ…