Tin thủy sản Cách phòng trị tôm càng xanh bị dính chân

Cách phòng trị tôm càng xanh bị dính chân

Author Ban KHKT, publish date Wednesday. September 8th, 2021

Cách phòng trị tôm càng xanh bị dính chân

Hỏi: Ấu trùng tôm càng xanh bị dính chân trong bể, xin hỏi cách điều trị và phòng bệnh cho hiệu quả? (Cao Văn Bảo, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang)

Trả lời:

Hiện tượng ấu trùng tôm bị dính chân do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi ấu trùng bị dính chân cần giảm lượng thức ăn nhất là lượng tảo khô. Sử dụng hóa chất tẩy chất bẩn bám trên ấu trùng. Thay nước từ 20 – 50% kết hợp với vi sinh nhằm phân hủy nhanh chất bẩn và giúp vi sinh vật có lợi phát triển.

Bổ sung EDTA 10 – 30 ppm, 1ppm Vitamin C, 1ppm Vitamin tổng hợp giúp ấu trùng chống sốc môi trường. Nếu môi trường nước quá xấu, nước bẩn tạo thành sợi thì sử dụng lưới bắt để loại bỏ chất bẩn ra khỏi bể ương. Để phòng hiện tượng dính chân ở ấu trùng tôm cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị nước và quản lý tốt môi trường bể ương trong suốt quá trình ương.Tắm kỹ ấu trùng trước khi bố trí vào bể ương để loại bỏ các chất bẩn bám trên ấu trùng trong quá trình ấp.

Xử lý nước thật kỹ trước khi cấp vào bể ương. Nếu dùng tảo khô cho ấu trùng ăn chỉ được dùng khi ấu trùng đã chuyển hết sang giai đoạn Zoea 1, cho ăn với lượng vừa đủ tránh dư thừa. Tốt nhất khi tôm ở giai đoạn Zoea nên cho ấu trùng ăn bằng tảo tươi giúp ấu trùng dễ bắt mồi và không làm dơ nước.

Sử dụng nguồn tảo tươi cho ăn phải chất lượng và không bị nhiễm tạp. Phải quản lý môi trường nước tốt, có thể kết hợp sử dụng một số loại vi sinh có lợi trong việc phân hủy phân và thức ăn dư thừa. Định kỳ xiphong và thay nước nhằm tạo môi trường sạch giúp tôm phát triển tốt nhất.


Thị trường nhuyễn thể trước đại dịch Thị trường nhuyễn thể trước đại dịch Cách thuần tôm giống trong bể Cách thuần tôm giống trong bể