Tôm thẻ chân trắng Cách thức bón phân chuồng cho ao nuôi

Cách thức bón phân chuồng cho ao nuôi

Publish date Friday. May 29th, 2015

Cách thức bón phân chuồng cho ao nuôi

Nên việc tận dụng nguồn phân chuồng bón xuống ao để tạo thức ăn tự nhiên trong ao nuôi sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tuy nhiên việc bổ sung phân chuồng không đúng cách sẽ như “con dao hai lưỡi” gây tác hại lớn cho người nuôi. Chính vì vậy xin giới thiệu đến người nuôi việc sử dụng phân chuồng cho ao nuôi hiệu quả.

Tác dụng của phân chuồng đối với ao nuôi cá

Phân chuồng gồm phân lợn, gà, trâu, bò… khi bón xuống ao nhờ các loại vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ trong phân thành các chất dinh dưỡng vô cơ. Sau đó các chất dinh dưỡng vô cơ sẽ được thực vật phù du (tảo) hấp thu làm thức ăn cho động vật phù du (luân trùng, giáp xác chân chèo, ấu trùng mười chân…). Khi động thực vật phù dù phát triển sẽ là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú bổ sung cho ao nuôi.

Cách thức bón phân chuồng cho ao nuôi

- Bón phân chuồng cho ao nuôi cần căn cứ màu nước ao nuôi để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Việc bón phân chỉ thực hiện khi ao mất màu nước hoặc màu nước xanh nhạt. Khi màu nước ao xanh đậm không được đưa phân xuống ao vì lúc này đưa phân xuống sẽ gây ô nhiễm môi trường nước do quá trình phân huỷ tiêu tốn nhiều ôxy và sinh ra các loại khí độc.

- Khi bón phân tươi chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu lớn và mang nhiều mầm bệnh cho cá nuôi. Chính vì vậy phân chuồng trước khi bón nên được ủ kỹ bằng vôi liều lượng 2 – 3% vôi bột cho 100kg phân chuồng. Khi ủ phân chuồng được chất thành đống và chít bùn ao bên ngoài, thời gian ủ phân 1 tháng là sử dụng được. Khi phân được ủ hoai sẽ làm giảm quá trình phân giải các chất hữu cơ xảy ra trong ao và giảm ô nhiễm môi trường nước.

- Phân bón phải được dải đều trên khắp ao. Bón nhiều phân tại một điểm sẽ làm ô nhiễm cục bộ tại khu vực được bón phân, trong khi các khu vực khác trong ao lại thiếu dinh dưỡng.

Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng

Đơn vị tính: %

Loại phân

H­2O

N

P2O5

K2O

CaO

MgO

Lợn

82.0

0.80

0.41

0.26

0.09

0.10

Trâu, bò

83.1

0.29

0.17

1.00

0.35

0.13

Ngựa

75.7

0.44

0.35

0.35

0.15

0.12

56.0

1.63

1.54

0.85

2.40

0.74

Vịt

56.0

1.00

1.40

0.62

1.70

0.35

Phân chuồng có Ưu điểm

- Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali, canxi, magie, natri, silic.

- Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn giúp nền đáy ao tơi xốp là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật đáy phát triển.

- Một ưu điểm nữa của phân chuồng là nông dân có thể tự sản xuất ra được do quá trình chăn nuôi động vật trên cạn.

Hạn chế phân chuồng

- Tuy vậy, sử dụng phân chuồng cũng có những hạn chế như hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu thấp hơn nhiều so với phân hoá học. Hàm lượng đạm nguyên chất trong phân chuồng nào tốt nhất cũng chỉ đạt 3 – 4% (trong khi đó ở urê là 46%). Vì vậy, khi sử dụng thường phải bón với một lượng lớn

- Phân chuồng có tác dụng từ từ, vận chuyển cồng kềnh, phụ thuộc vào chăn nuôi. Nếu không được chế biến kỹ có thể mang một số nấm bệnh hại cây trồng. Ngoài ra do lên men, phân chuồng có chứa các axit hữu cơ, nên khi bón, nếu không kết hợp với vôi sẽ làm chua đất.

Tags: bon phan chuong cho ao nuoi, ao nuoi thuy san, nuoi tom


Related news

Phòng và trị một số bệnh cho động vật thủy sản trong mùa mưa lũ Phòng và trị một số bệnh cho động… Biện pháp chống nóng cho các đối tượng nuôi thủy sản Biện pháp chống nóng cho các đối tượng…