Cảnh giác với sắc hoa vàng quyến rũ của cây tử thần
Với độc tính mạnh đến mức chỉ cần sử dụng 1-2 lá là có thể mất mạng, cho nên cây lá ngón được ví là cây "tử thần".
Cây lá ngón có khá nhiều tên gọi khác nhau, như: Cây rút ruột, hồ mạn trường, đoạn trường thảo, câu vẫn… Còn tên khoa học của nó là Gelsemium elegans.
Sắc hoa vàng tươi của cây "tử thần" luôn nổi bật so với các loại hoa khác.
Theo một số tài liệu thì độc tính của cây lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.
Một số nước Đông Nam Á xếp cây lá ngón vào diện một trong 4 loại cây có độc tính cao nhất (thuốc độc bảng A).
Riêng ở Quảng Ngãi, theo thống kê sơ bộ từ năm 2015 đến nay đã có hàng chục người, chủ yếu ở các huyện miền núi như Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ...bỏ mạng vì tự vẫn bằng cách ăn lá ngón.
Dù là loại cực độc, thế nhưng tại nhiều vùng dân cư miền núi cây lá ngón mọc vô số.
Dù là loại cây cực độc thế nhưng tại vùng núi gần sát nhiều khu dân cư, cây "tử thần" này mọc vô số, với hoa mọc thành chùm có màu vàng tươi đến rực rỡ, nổi bật hơn cả so với nhiều loài hoa khác.
Chính vì đẹp như vậy cho nên đã có một số trường hợp người đồng bằng có dịp lên rừng, do không biết và thấy hoa đẹp nên ngắt, hái cầm chơi, và "đứng tim" khi biết được cành hoa trên tay chính là của loài cây 'tử thần'.
Đã có người do không biết đã ngắt, bứt...loài hoa của cây 'tử thần" để chơi.
Nhiều già làng cảnh báo: "Trên rừng có nhiều cây độc nở hoa đẹp không kém gì lá ngón.
Vì vậy tuyệt đối không nên tò mò ngắt, hái, cầm, ngửi những loại hoa, lá cây lạ mà bản thân không biết, rất nguy hiểm đến tính mạng".
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao