Tin nông nghiệp Cây lúa, con tôm cận kề cái chết vì khô hạn và xâm nhập mặn

Cây lúa, con tôm cận kề cái chết vì khô hạn và xâm nhập mặn

Author Tấn Phong, publish date Monday. January 11th, 2016

Cây lúa, con tôm cận kề cái chết vì khô hạn và xâm nhập mặn

Khó khăn cho cây lúa và thủy sản

10 năm qua, chưa có năm nào thời tiết lại gây khó khăn cho nông dân xã Hưng Phú (huyện Phước Long) như năm nay. Với hơn 1ha lúa gieo trồng trên đất nuôi tôm, ông Châu Văn Thống (ở xã Hưng Phú) phải gieo sạ đến lần thứ 3 mới thành công.

Hiện cây lúa đã trổ bông nhưng do ảnh hưởng của mặn và thiếu nước ngọt nên chắc chắn sẽ thiệt hại nhiều về năng suất. "Không  có năm nào như năm nay, xúc ra xúc vô cả chục lần mà độ mặn vẫn còn, không chất lượng như mọi  năm, lúa bị lép" - ông Châu ngao ngán nói.

Đến thời điểm này, nông dân Bạc Liêu đã xuống giống dứt điểm vụ lúa trên đất nuôi tôm với diện tích gần 26.500ha, giảm hơn 4.000ha so với kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng nắng nóng và xâm nhập mặn kéo dài nên có gần 8.000ha lúa bị thiệt hại từ 70% trở lên.

Việc nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là ở diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp với hơn 110.000ha đang vào thời điểm thả nuôi  vụ 1. Theo dự báo, nắng nóng kéo dài, bốc thoát hơi nên độ mặn trên vuông tôm, ao đầm có khả năng tăng lên 30 - 35% độ, có nơi lên tới 40% độ. Bên cạnh đó, người dân ven các kênh, rạch cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất rau màu, kinh tế phụ.

Né hạn mặn bằng việc rút ngắn thời vụ

"Tỉnh  có dự trù kinh phí nhất định để hỗ trợ nhiên liệu bơm tát cho nhân dân ở các vùng sản xuất lúa cũng như nuôi trồng thủy sản. Tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ để nạo vét lại hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 vượt cấp và một số trục để tạo điều kiện cấp nước và thoát nước tốt nhất cho trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản” .

Ông Lương Ngọc Lân

Theo ngành nông nghiệp, do ảnh hưởng của hạn mặn nên năm nay vụ lúa hè thu, thu đông ở Bạc Liêu xuống giống trễ kéo theo vụ lúa đông xuân cũng trễ theo.

Vì vậy, nguy cơ thiếu nước ngọt, ảnh hưởng mặn ở cuối vụ đông xuân sẽ trầm trọng hơn nhiều năm qua, nhất là 9.000ha lúa ở tam giác Ninh Quới, huyện Hồng Dân có nguy cơ nước mặn biển xâm nhập vào tháng 2 tới.

Để vụ lúa đông xuân thắng lợi, giảm thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo thị xã Giá Rai và các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi không xuống giống vụ lúa đông xuân ở một số vùng có nguy cơ thiếu nước và nhiễm mặn cao.

Bên cạnh đó, rút ngắn thời vụ gieo sạ để né hạn, mặn. Với diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ vận động người dân tập trung gia cố bờ bao, cống bọng, nạo vét mương nội đồng để trữ được nước trên ao nuôi.  Đặc biệt, cần theo dõi thông tin về điều tiết nước, dự báo thời tiết, tình hình dịch bệnh… để chủ động sản xuất.

Theo ông Lương Ngọc Lân- Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu, để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã thi công hơn 340 công trình thủy lợi, bao gồm: 3 tuyến kênh cấp I, cấp II và 75 tuyến kênh cấp III vượt cấp; 255 công trình kênh nội đồng và 13 đập ngăn mặn.

Tổng kinh phí đầu tư thi công các công trình hơn 47 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ người dân gần 10 tỷ đồng. “Hy vọng với những nỗ lực của tỉnh, Bạc Liêu sẽ vượt qua các khó khăn do ảnh hưởng thời tiết bất lợi hiện nay” - ông Lân nói.


Bón phân Văn Điển cho vùng trồng rau an toàn Bón phân Văn Điển cho vùng trồng rau… Thành Phố Hồ Chí Minh đặt hàng doanh nghiệp trồng rau công nghệ cao Thành Phố Hồ Chí Minh đặt hàng doanh…