Cây nhót ngọt vừa làm thuốc, giảm cân hiệu quả, trồng cây lại đơn giản
Kỹ thuật trồng cây nhót ngọt sao cho quả sai trĩu cành quanh năm cần phải lựa chọn giống tốt, đất nhiều dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách.
Kỹ thuật trồng cây nhót ngọt sai trĩu cành chỉ cần nắm vững việc cắt tỉa, chọn giống và chăm sóc đúng cách. Ảnh minh họa
Cây nhót ngọt là giống nhót mới do biến dị trên giống nhót chua, được người dân tự chọn lọc, trồng và nhân giống một cách tự phát trong nhân dân. Đặc điểm quả to hơn nhót chua, khi chín ăn có vị ngọt rôn rốt hơi chua nhưng trồng nhót ngọt cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Kỹ thuật trồng cây nhót ngọt lại không hề khó như nhiều giống cây trồng khác. Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây nhót ngọt cơ bản và đơn giản nhất.
Thời vụ trồng thích hợp
Thời vụ trồng cây nhót ngọt thích hợp nhất là vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 4. Vụ thu trồng tháng 8-10.
Đất trồng cây nhót ngọt
Nhót có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi…Các loại đất có tầng dầy, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m.
Kỹ thuật trồng cây nhót ngọt
Trồng cây nhót ngọt khá dễ. Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho bầu cây xuống. Để cổ rễ ngang với mặt đất, dùng chân dậm chặt cách gốc 20 cm tránh vỡ bầu, tưới đẫm nước. Duy trì độ ẩm 70- 80% trong 15–20 ngày để cây không chết.
Chăm sóc cây nhót ngọt
Cây nhót cũng cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Để giúp cây phát triển tốt cần thường xuyên làm cỏ dại xung quanh gốc, xới phá váng sau mỗi trận mưa to.
Khi cây được khoảng 1 đến 2 tuổi cần bón phân thúc cho cây con. Lưu ý cần bón ngay sau khi tưới ẩm, bón dưới hình chiếu của tán cây. Nên bón theo hốc, nếu trồng nhiều cần bón mỗi cây khoảng 4-6 hốc quanh tán cây, bón sâu dưới mặt đất 10-15cm để hạn chế sự bốc hơi của phân đạm.
Kỹ thuật làm giàn cho cây nhót ngọt
Đây là giống cây leo nên việc làm giàn cho cây nhót cực kỳ quan trọng giúp cây leo nhanh, phát triển tốt. Nếu có điều kiện bạn có thể làm giàn bằng khung sắt hoặc nếu không có thể làm tre sau đan lưới rộng giúp ngọn vươn nhanh và thông thoáng.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây nhót ngọt
Kỹ thuật cắt tỉa nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng đủ ánh sáng, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ra hoa đậu quả đều cho năng suất và chất lượng cao. Hàng năm tiến hành đốn vào các tháng 3- 5-8-10, cắt bỏ cành tăm hương, cành la, cành bị sâu bệnh, cành vượt (cành tược).
Sau khi cắt tỉa xong cũng cần đảm bảo tưới nước cho cây hấp thu. Bởi cây nhót cần độ ẩm 70 – 80% từ tháng 12 đến tháng 2 để cây ra hoa, ra quả được thuận lợi, tưới nước trong vụ khô là biện pháp kỹ thuật quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng của quả nhót.
Phòng bệnh cho cây nhót ngọt
Trồng cây nhót ngọt thuận lợi nhất là không nhiều sâu bệnh hại cây. Tuy nhiên nếu không chăm sóc kỹ thì cây cũng gặp một số bệnh như đốm lá, thối rễ, sâu đục quả. Cần kiểm tra để kịp thời phòng bệnh hiệu quả.
Thu hoạch cây nhót ngọt
Khi quả nhót già, vỏ ngả màu vàng đỏ thì tiến hành thu hoạch, quả vẫn còn cứng, có thể vận chuyển đi xa. Quả nhót ăn rất ngon lại có nhiều tác dụng cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin A, C. bên cạnh đó hàm lượng chất xơ trong quả nhót cao rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chị em nào muốn giảm cân hiệu quả thì quả nhót cũng là sự lựa chọn tốt.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao