Cây Quýt - Công Dụng Và Kỹ Thuật Trồng
Tên thường gọi: Quýt, Quýt XiêmTên khoa học: Citrus reticulata Blanco. (C. nobilis Lour var. deliciosa Swingle. C. deliciosa Tenore), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Tên tiếng anh: Tangerine/Mandarin
I. MÔ TẢ:
Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt xanh.Hoa tháng 3-4, quả tháng 10-12.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Ðộ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc, Bắc Thái. Thu hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm Trần bì (Pericarpium Citri Reticulatae), Trần bì để càng lâu càng tốt; để lấy vỏ quả ngoài gọt hết lớp vỏ trong; quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm Thanhh bì (Pericupium Citri Reticulatae Viride). Hạt Quýt lấy ở quả chín phơi khô làm Quất hạch (Semen Citri Reticulatae).
II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:
Trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.
III. CÔNG DỤNG:
- Ăn tươi, làm đồ hộp, làm mứt, nước giải khát, làm rượu …- Một số giống quýt ngọt rất thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già yếu, người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột.
- Vỏ quýt có tác dụng kiện vị (khoẻ dạ dày), long đờm, trị ho, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị, phòng xuất huyết, điều trị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, chướng bụng, rối loại tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn.
IV. TÍNH VỊ, TÁC DỤNG:
- Hoa: kích thích- Quả Quýt (chủ yếu là dịch); vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.
- Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.- Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá.
- Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.- Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu.- Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc.
- Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.- Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
- Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).Liều dùng 4-12 vỏ, 6-12 hạt, lá.
V. ĐƠN THUỐC:
1. Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Trần bì, Hoắc hương đều 8g Gừng sống 3 miếng, sắc uống (Nam dược thần hiệu).
2. Chữa ho suyễn: Trần bì, Nam tinh, Ðình lịch, vỏ rễ Dâu, mỗi vị 12g sắc uống (Nam dược thần hiệu).3. Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
4. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng: củ Sả 12g, Trần bì 16g, Sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3-4 lần uống (Dược liệu Việt Nam).5. Chữa đau sưng tinh hoàn: Hột Quýt 12-20g sắc lên, pha thêm chút rượu vào uống (Nam dược thần hiệu).
6. Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hột Quýt 16g sắc uống (Lê Trần Ðức).7. Chữa hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc lá Quýt 20g, dùng uống (Lê Trần Ðức).
8. Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5-7 ngày (Sổ tay cây thuốc).9. Chữa ngoại thương, nội thương, tứ mùa cảm mạo, ho nóng, sốt rét, rối loạn tiêu hoá, trúng thực, ỉa chảy: Vỏ Quýt để lâu năm (sao) 25%, lá và búp ổi (sao) 25%, Gừng khô (sao) 25%, củ Bồ bồ nướng 15%, Hậu phác 10%, các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần (Kinh nghiệm tâm đắc ở An Giang).
VI. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG:
- Chiết cành: Chọn các cành khoẻ, của cây ưu tú và chiết vào tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9.
- Ghép: Chọn giống chống chịu làm gốc ghép, cây năng suất cao chất lượng tốt làm mắt ghép.Đất: Đất phù sa ven sông, xốp, nhiều màu, thoát nước tốt hoặc đất bazan, phù sa cổ, phiến trạch có tầng dày > 1 m; đất thịt nhẹ, đất cát pha, … pH = 4 - 8 (tốt nhất 5,5 - 6,5).
Khí hậu: Nhiệt độ cần cho sinh trưởng 12 - 39độ C (thích hợp nhất 23 - 29 độ C).
VII. KỸ THUẬT TRỒNG:
- Giống: Quýt Lỹ Nhân, Quýt Bố Hạ, Cam Canh, Quýt Tích Giang (miền Bắc); Càm bù Hương Sơn, Quýt Clêopat (làm gốc ghép); Quýt Dancy (nhập nội).
- Khoảng cách và mật độ trồng: 6 x 5 m hoặc 5 x 4 m.- Thời vụ trồng: Vụ Xuân: Trồng tháng 2 - 3; Vụ Thu: Trồng tháng 8 - 9 - 10.
- Chuẩt bị đất và cách trồng: Cày đất sâu 40 - 45 cm, đào hố rộng 60 - 80 cm, sâu 60 cm; phơi ải hố 20 - 25 ngày. Bón lót 30 - 50 kg phân chuồng hoai + 250 - 300g supe lân + 200 - 250 g kali sunfat + 1 kg vôi bột/ hố. Trộn đều phân với đất mặt để lấp hố. Dùng cuốc moi đất chính giữa hố vừa lớn hơn bầu cây con. Trồng xong tủ gốc, tưới 30 - 40 lít nước/gốc.
VIII. CHĂM SÓC:
- Bón phân: Bón phân cho quýt mỗi năm với liều lượng cho 1 cây như sau:- Tưới nước: Tưới nước 3 - 5 ngày một lần một lần trong tháng đầu tiên. Tưới nước là cần thiết, đặc biệt vào mùa khô. Luôn cần độ ẩm đất ổn định.
- Tỉa cành tạo tán: Khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 - 40 cm, để 6-8 mầm khoẻ cách nhau 7 - 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép.
Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới (nên bón phân trước khi đốn).
Sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.+ Sâu vẽ bùa: (từ tháng 4 - tháng 10) phun Wofatox 0,1 - 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
+ Sâu nhớt: (tháng 2 - 4) Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.+ Nhện đỏ (mùa Đông và Xuân): Phun Wofatox 0,1 - 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
+ Nhện trắng: Vệ sinh vườn mùa Đông; phun Wofatox 0,1 - 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.+ Sâu đục cành (từ tháng 5 - 6); Diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to (khi sâu bắt đầu vũ hoá).
Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 - 1% vào đường hầm của sâu non.
+ Sâu đục thân (tháng 5 - 6): Bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh - vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.+ Sâu đục gốc (tháng 5 - 6): Bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm, Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.
+ Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).+ Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 - 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1lần.
+ Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.+ Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%
+ Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.+ Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.
+ Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.+ Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.
+ Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.+ Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.
- Thu hoạch: Thời gian thu hái khác nhau tuỳ thuộc vào giống chín sớm hoặc chín muộn. Thu hoạch khi 1/3 vỏ quả đã chuyển vàng. Nên thu hoạch vào những ngày khô ráo.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao