Chăm bón lúa bằng NPK Văn Điển
Tỉnh Quảng Trị có trên 20.000ha đất trồng lúa tập trung nhiều ở các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh và Triệu Phong. Đất lúa ở đây, hầu hết có tầng canh tác mỏng,chua nặng và nhiễm phèn.
Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ đa, trung, vị lượng lại có tính khử chua nên phù hợp đồng đất Quảng Trị
Đặc tính đất Quảng Trị
Hàm lượng các chất lân, kali dễ tiêu rất nghèo đặc biệt các chất dinh dưỡng trung vi lượng như canxi, magie, silic cũng như các chất vi lượng thiếu trầm trọng, nguyên nhân chính là do địa hình dốc độ chia cắt giữa vùng núi, đồng bằng và ven biển lớn.
Hơn nữa, chất lượng phù sa của 2 con sông Bến Hải và Quảng Trị thấp. Về mùa mưa đất bị rửa trôi mạnh, mặt khác nhiều năm qua lượng phân hữu cơ sụt giảm, nhiều nơi không có phân hữu cơ bón ruộng. Người nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hóa học.
Do nhận thức còn hạn chế về thổ nhưỡng, về tính chất đặc điểm của từng chủng loại phân bón, cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây, nên phân đơn được sử dụng quá nhiều đặc biệt là phân đạm.
Một số địa phương sử dụng phân bón hỗn hợp NPK nhưng chủ yếu là các loại thông thường, duy nhất có 3 thành phần dinh dưỡng là đạm, lân, kali thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic và vi lượng... Vì thế, cây lúa sinh trưởng phát triển mất cân đối, chủ yếu sinh trưởng thân lá bông bé, ít hạt, sức đề kháng yếu, sâu bệnh phát triển mạnh kéo theo sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, năng suất chất lượng gạo giảm sút.
Người trong cuộc đánh giá
Ông Nguyễn Văn Lục, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ cho biết: "Cam Thủy có trên 300ha lúa, đất chua, mỏng mầu gieo sạ 2 vụ ĐX và HT với các giống lúa chất lượng cao như Thiên ưu 8, Bắc Thơm 7 và P6… từ khi đưa lân Văn Điển vào, lúa ở đây cho năng suất, cứng cây, dầy lá, ít sâu bệnh. Đặc biệt 3 năm gần đây đưa phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho kết quả rất tốt, vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác.
Phân bón NPK Văn Điển ngoài 3 yếu tố dinh dưỡng đạm, lân, kali còn có 4 chất dinh dưỡng trung lượng là vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng 6 chất vi lượng nữa cây lúa đủ ăn sinh trưởng phát triển khỏe, ít đổ non đặc biệt khi hạt chín thì lá đòng cũng vàng, ít lép, độ mẩy cao cho năng suất. Phân bón Văn Điển rất phù hợp với đồng ruộng Cam Thủy”.
Đồng tình với nhận xét của ông Lục, bác Nguyễn Văn Sạo ở thôn Nhật Lệ, xã Cam Thủy bộc bạch: “Gia đình tôi sạ 15 sào ruộng (sào = 500m2) mấy năm qua sử dụng hoàn toàn phân NPK Văn Điển, phân Văn Điển ưu điểm bón ít lượt chỉ bón trước sạ giống 15kg/sào NPK 10.12.5 sau đó dùng phân bón thúc 20kg NPK 12.5.10 chia bón 2 lần, thúc lần 1 sau sạ 10 - 12 ngày 1/3 lượng phân, còn lại 2/3 bón sau sạ 20 - 22 ngày là kết thúc, cây lúa cứng cáp lá xanh, sáng lúa tốt bền cả vụ rất ít sâu bệnh; vụ nào năng suất lúa cũng đạt cao trên 6 tấn/ha”.
Bà con nông dân ở xã Gio Thành, huyện Gio Linh cũng rất tâm đắc với phân bón Văn Điển, ông Hoàng Văn Sinh ở thôn Nhị Trung, xã Gio Thành tâm sự: “Thực ra đến hôm nay sau buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển tôi mới hiểu trong phân bón Văn Điển có nhiều loại chất dinh dưỡng, cân đối từ đạm, lân, kali đến vôi, magie, silic lưu huỳnh và vi lượng. Riêng dinh dưỡng trung lượng, vi lượng trong phân bón Văn Điển chiếm đến 50%. Cây lúa đủ ăn tốt bền, gia đình sạ 2 mẫu mấy vụ nay đều đạt năng suất như giống lúa P6 đạt 6,5 tấn, BT7 đạt 6,1 tấn. Vụ hè thu này thôn Nhị Trung có trên 80% bà con nông dân dùng phân bón Văn Điển”.
Tìm hiểu thêm nhu cầu phân bón Văn Điển của nông dân trong vùng, chủ hệ thống vật tư nông nghiệp Linh Nga cho biết, chục năm qua, mỗi năm đại lý này cung ứng cho bà con nông dân hàng ngàn tấn lân nung chảy Văn Điển và hàng ngàn tấn NPK Văn Điển.
Lân Văn Điển vượt trội hơn tất cả các loại phân lân khác trên thị trường ở chỗ ngoài chất lân hữu hiệu 16% còn có đến 30% vôi, 24% silic, 15% magie, cùng 6 chất vi lượng kẽm, bo, magan, sắt, côban… đặc biệt, lân Văn Điển không bị rửa trôi tốt bền.
Còn phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng chiếm từ 35 - 45% tùy từng dòng sản phẩm.
Tại xã Mỹ Tú, huyện Vĩnh Linh bà con nông dân đã quen với phân bón Văn Điển. Họ biết về màu sắc của phân lân nung chảy Văn Điển về đặc tính đặc điểm của phân đa yếu tố NPK Văn Điển nên việc sử dụng đã trở thành đại trà ở địa phương.
Bà Hoàng Thị Nhân, HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Tú tâm sự: “Thực ra phân bón Văn Điển chúng tôi đã biết và sử dụng lâu rồi, nhưng sau lớp tập huấn hôm nay chúng tôi mới hiểu ngọn ngành, nguyên do của các chất dinh dưỡng có ở trong phân bón Văn Điển và tác dụng của nó. Gia đình tôi gieo sạ 6 sào vụ hè thu tới đã chuẩn bị đủ số phân bón Văn Điển”.
Đồng tình với ý kiến của bà Nhân, ông Nguyễn Ngọc Ánh, chủ đại lý vật tư nông nghiệp khu vực Vĩnh Linh cho biết, mấy năm gần đây người dân Vĩnh Linh sử dụng ngày càng nhiều phân bón Văn Điển. Họ ít sử dụng các loại phân khác vì khi đem so sánh bón lân nung chảy Văn Điển, bón NPK Văn Điển hiệu quả hơn rất nhiều vừa cho năng suất cao lại vừa ít sâu bệnh, giá cả hợp lý; đặc biệt đối với các giống lúa thơm thì nâng cao được chất lượng gạo. Mấy năm qua, doanh nghiệp phối hợp với Công ty CP Vật tư Nông nghiệp 2 Đà Nẵng mở nhiều lớp tập huấn để bà con nông dân sử dụng ngày càng hiệu quả phân bón Văn Điển.
+ Từ năm 2010, phân bón Văn Điển đã về với đồng ruộng Quảng Trị thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các mô hình trình diễn cho bà con nông dân ở các địa phương Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh… Từ đó bà con đã vận dụng vào thực tiễn đồng ruộng.
+ Vì đất Gio Linh, Cam Lộ và thành phố Đông Hà rất chua và vùng ven biển còn nhiễm mặn, bạc màu tầng canh tác mỏng các loại phân lân khác hiệu quả rất thấp, chỉ có lân nung chảy Văn Điển là phù hợp nhất. Phân NPK Văn Điển cũng rất tốt vì nó cân đối đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng mà cây lúa cần. Bà con cô bác thích sử dụng phân bón lót với dòng sản phẩm NPK 10.12.5; NPK 10.10.5 và NPK 5.10.3. Riêng phân bón thúc thì bà con thích dùng 2 loại NPK 12.5.10 và NPK 12.8.12.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao