Chăm sóc bổ sung lúa mùa
Những ngày qua do mưa lớn đã ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cây lúa. Để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cần lưu ý như sau:
* Nước tưới:
- Đối với những diện tích còn bị ảnh hưởng của mưa ngập, khẩn trương tháo rút nước, khi rút nước có thể dùng cành cây kéo lướt nhẹ trên mặt ruộng hoặc té nước để làm sạch bám bẩn, rong rêu trên lá, tăng khả năng quang hợp cho cây.
Khi đã lộ phiến lá tháo cạn nước (nếu có thể) để giảm hiện tượng yếm khí đồng thời phun ngay 1 số chế phẩm như: K-H, ET, Pennac P, Siêu lân,…để kích thích ra rễ. Khi cây ra rễ trắng, hồi phục trở lại, mới được tiến hành chăm sóc.
- Đối với những diện tích ít hoặc không bị ảnh hưởng của mưa ngập: Giai đoạn đầu vụ nên giữ mực nước nông 2-3 cm để lộ mặt ruộng giúp lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung. Khi cây lúa đẻ nhánh kín đất, sau cấy khoảng 25-30 ngày, tháo nước để khô nẻ chân chim, sau 7-10 ngày và đưa nước trở lại ruộng. Công tác rút nước giai đoạn này, vừa giúp hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, vừa giúp rễ ăn sâu, cây cứng, tạo nhiều lóng đốt…làm tăng khả năng chống đổ, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng cho nhánh hình thành bông.
Lưu ý: Vụ mùa nắng nóng vì vậy không nên để nước quá lớn làm cây yếu, sinh trưởng chậm, đẻ nhánh kém.
* Dặm tỉa:
Cần chăm sóc và bảo vệ tốt diện tích mạ dự phòng và mạ gieo bổ sung. Khi cây phục hồi trở lại, khẩn trương dặm tỉa những diện tích mất khoảng lớn đảm bảo mật độ. Tùy thuộc vào khả năng đẻ nhánh của từng giống, có thể giữ mật độ 25-35 khóm/m2 (đối với lúa cấy), 90-100 cây/m2 (đối với lúa gieo thẳng).
* Chăm sóc, bón phân:
TGST của lúa mùa rất ngắn, từ cấy đến đứng cái làm đòng xung quanh khoảng 25-30 ngày, do đó công tác chăm sóc lúa mùa cần khẩn trương và tập trung.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn vừa qua, cây lúa hồi phục chậm, những diện tích ít bị ảnh hưởng của mưa ngập, còn chưa được chăm sóc cần khẩn trương kết thúc việc chăm sóc ngay; trên những diện tích bị ảnh hưởng nặng cần phun hỗ trợ bằng các chế phẩm qua lá để cây phục hồi, sau đó mới tiếp tục chăm sóc.
* Ốc bươu vàng:
Mưa lớn, nước ngập, ốc theo đường nước vào ruộng cắn cây, cần kiểm tra và có biện pháp phun trừ kịp thời.
* Bọ trĩ:
Vụ mùa trên những diện tích cấy vá đồng (cấy muộn) hoặc sau khi bị ngập úng…cây lúa xanh non rất dễ bị bọ trĩ gây hại. Trĩ nhỏ, nằm ngay trên mặt lá, hút nhựa cây làm cho cây lúa còi cọc, không phát triển được, có thể dùng thuốc Actara để phun.
* Bệnh Virut Lùn sọc đen
Đối với bệnh lùn sọc đen, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu phát hiện những cây lúa có biểu hiện bất thường như: Cây thấp lùn, lá xanh đậm, lá rách hình chữ V, rễ ngắn cứng , đâm ngang ... nhổ bỏ và thông báo cho HTX để có hướng xử lý. Xử lý rầy trên trà sớm, sạ sớm để phòng chống bệnh lùn sọc đen.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao