Nuôi gà Chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở

Chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở

Author NCN, publish date Tuesday. March 8th, 2016

Chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở

1. Cách cho gà con ăn và uống nước

-Thông thường thì gà con khi mới nở không nên cho ăn liền mà để khoảng thời gian 48 giờ sau thì mới cho gà ăn để tránh tình trạng gà ăn sớm sẽ khó tiêu hóa.

- Hai ngày đầu mới nở chỉ cần cho gà con uống nước đến ngày thứ 3 có thể cho gà ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như : tấm, gạo, mè, hoặc cám

- Ngày thứ tư trở đi có thể cho gà ăn các loại thức ăn hỗn hợp.

Nên kết hợp cho gà con uống nước có pha điện giải để tăng sức đề kháng.

Đồng thời cho gà uống kèm kháng sinh phòng ngừa bệnh tiêu chảy, cúm...

- Chế độ cho gà con uống nước: Khi bắt gà Đông Tảo về cho nghỉ 10 - 15 phút rồi cho uống nước có pha 50gr đường glucoza với 1gr Vitamin C/31 ít nước để chống stress cho gà con.

Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược (phía dưới là đĩa có gờ để nước rỉ dần ra đĩa cho gà uống) hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương các chụp ống bằng nhựa 3,5 - 4 1ít cho 100 gà con.

2. Cách úm chuồng cho gà con

a. Úm trên lồng

Bà con có thể dùng loại lồng có kích thước: 1 m x 2m x 0,9m (kể cả chân đáy 0,4m) để úm 100 Gà Đông tảo con.

Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao.

b. Úm trên nền

Để đảm bảo cho gà con một môi trường sống sạch, khô thoáng nên độn chuồng bằng trấu, dăm bào phải dày 7 - 10cm.

- Sưởi ấm cho gà Đông Tảo: Dùng bóng diện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà con khi trời lạnh, giữ nhiệt độ từ 31 – 34oC.

- Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2 - 3 tuần đầu để đam bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.

3. Chế độ dinh dưỡng

Quá trình nuôi gà chúng ta có thể chia ra những giai đoạn như sau để có hướng chuẩn bị thức ăn cho gà

* Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi tới 2 tháng tuổi :

Các Bạn cần lưu ý :Gà thời điểm này cần được bổ xung rất nhiều tinh bột và các chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể,chúng ta nên cho gà ăn cám mảnh có kèm ăn cơm,thóc hoặc ngô mảnh( cho gà tập ăn những thức ăn khác).Bổ xung nước đầy đủ.

* Giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi :

Ở thời điểm này ,gà bắt đầu thay lông tơ,phát triển xương rất mạnh chúng ta cần bổ xung nhiều chất xơ và canxi đầy đủ ,nên cho ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ và canxi,chọn các loại cám dành cho gà thời điểm này.

4. Cách phòng bệnh

a. Một số bệnh lý thường gặp ở gà đông tảo 1 tháng tuổi.

+Bệnh cúm

Triệu chứng: Rối loạn về hô hấp là chủ yếu.

Gà đông tảo biểu hiện khó thở, xoang mũi và xoang miệng bị viêm có nhiều dịch nhầy lẫn máu, mào tím tái, đầu bị sưng phù.

Chảy máu dưới da là đặc trưng của bệnh cúm gà.

Sản lượng trứng giảm rõ rệt, tỷ lệ chết thấp.

+ Bệnh tích: Xuất huyết dưới da và phù đầu.

Xung huyết và xuất huyết ở niêm mạc đường hô hấp, ở lớp mỡ phủ tạng, phổi bị viêm và túi khí có chứa dịch nhầy dạng casein.

+Bệnh newcastle (Bệnh tân thành gà)

Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở mọi lứa tuổi.

Gà ủ rũ, bỏ ăn, khó thở (khò khè), có nhiều rãi, mào tím, khát nước, đi ỉa chảy, phân lỏng, quánh nhớt màu trắng có lẫn máu, mùi tanh khó chịu.

Bệnh kéo dài thể hiện triệu chứng thần kinh như ngoẹo đầu và cổ.

Gầy sút nhanh, đi vòng tròn, thường chết sau 5-7 ngày.

+ Bệnh tích: Xuất huyết nặng ở đường tiêu hoá, rõ rệt nhất ở dạ dày tuyến.

Niêm mạc đường hô hấp xung huyết, có nhiều dịch nhầy từ thanh quản tới các phế quản nhỏ, túi khí đục và dầy lên, tim xuất huyết.

+Bệnh gumboro

Triệu chứng: Thể lâm sàng: Ở gà 3-6 tuần tuổi và có thể trên 10 tuần tuổi.

Biểu hiện đầu tiên là cơ vòng hậu môn luôn co bóp, sốt cao, bỏ ăn và khát nước, sau ỉa chảy, gà chết cao nhất ở ngày thứ 3 sau đó giảm hẳn mà không cần can thiệp.

Phân loãng có màu trắng, lẫn máu; gà ủ rũ, lông xù, xã cánh, nằm quẹo rồi chết.

+Bệnh hô hấp mãn tính (CRD: Chronic Respiratory Disease)

Triệu chứng: Gà mắc bệnh thường ủ rũ, kém ăn và chậm lớn.

Triệu chứng bệnh thể hiện rõ rệt như hắt hơi, ho, thở khò khè (hen), thở khó.

Bệnh tích: Viêm khí quản mãn tính nên niêm mạc bị xung huyết.

Viêm túi khí nếu kết hợp với E.Coli thì túi khí đục có dịch nhầy quánh như bã đậu, tim sưng to.

+Bệnh bạch lỵ

Triệu chứng: gà đông tảo con bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, nằm chết chất đống trong chuồng, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 40%.

Triệu chứng điển hình là ỉa phân trắng.

Phân dính vào lông quanh hậu môn.

Gà con mắc bệnh còi cọc, chậm lớn và thường bị què do viêm khớp.

Trứng bị nhiễm Salmonella có tỷ lệ ấp nở thấp.

(Salmonella là vi khuẩn gây ra bệnh bạch lỵ)

Bệnh tích: Gan và lách sưng to có điểm hoại tử, rốn bị sưng, túi lòng đỏ chưa tiêu.

Tim, phổi có những nốt sần màu xám.

Kết tràng, mang tràng chứa dịch nhầy quánh như bã đậu.

Gà lớn mang trùng thì buồng trứng biến dạng méo mó, viêm bao tim, viêm màng bụng, viêm khớ.

b. Trước tiên cách phòng tốt nhất cho gà đông tảo là tiêm vắc xin ngay khi tròn 1 tháng tuổi.

+Đối với gà con 1 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy, E.Coli là rất cao.

Để khắc phục chúng ta nên cho gà con uống kháng sinh đa giá hoặc thuốc kháng sinh đặc hiệu trị bệnh E.Coli liên tục trong 3 ngày: SEC; Vime-Coam; Bio-Gentadisultrim; Coliquin.

Để khắc phục triệt để chúng ta nên cho gà con uống gấp 3 lần liều kháng sinh ghi trên bao bì.

Mùa lạnh không nên cho gà uống nước lạnh, nên cho gà uống nước ấm nhiệt độ khoảng 25 độ.Uống hết trong 1-2 giờ và cho uống nước sạch hoà với B.complex theo nhu cầu.

Cho gà uống đều 3 hôm vào buổi sáng và tối.

+Đến ngày 4-5 dùng vaccin Lasota nhỏ mắt và mũi cho gà.

Hoà vaccin đông khô với 2-5ml nước cất, lấy ống thuốc nhỏ mắt (mỗi ml nước dung dịch nhỏ được 25-30 giọt, nên nhỏ thử cho uống vaccin tả chịu nhiệt lần 1.

Để gà nhịn khát 5-6 giờ, hoà vaccin tả chịu nhiệt với nước cho uống hết trong 1-2 giờ.

+Khi gà được 10-15 ngày tuổi thì cho gà uống vaccin Gum A của Indonesia (lọ cho 500 con dùng cho 400 con).

+Ngày thứ 14-17 chủng đậu gà vào cánh:

Hoà vaccin đậu gà đông khô với 1-1,2ml nước cất, lấy kim khâu xâu đoạn chỉ dài 1mm, nhúng đoạn chỉ vào lọ vaccin đã pha, xuyên và kéo kim có đoạn chỉ tẩm thuốc qua màng cánh mỏng của gà theo chiều từ trên xuống dưới là được.

+Khi gà đông tảo được 20-25 ngày tuổi cho gà uống thuốc phòng bệnh cầu trùng đợt 1 bằng một trong các loại thuốc: Bio-Anticoc;

Nova-Coccistop; Han-Eba 30%; Vimecox-SPE3, Để khắc đạt hiệt quả chúng ta nên cho gà con uống gấp 1,5 lần liều kháng sinh ghi trên bao bì, uống trong 3 ngày liền .

Nếu gà mắc bệnh cần cho gà uống liều tăng gấp 3 lần, uống liên tục trong 5-7 ngày thì thôi.

+Ngày thứ 27-30 nhỏ vaccin Lasota lần 2 hoặc cho uống vaccin tả chịu nhiệt lần 2.

c. Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cho gà đông tảo ngay từ đầu như :vệ sinh chuồng trại khô thoáng ,sạch sẽ ;thức ăn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng .

Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:

Loại bỏ những rèm cũ (rách), mang xa khu vực nuôi dưỡng xử lý.

Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,....) sau đó phơi chuồng từ 7-14 ngày:

Thao tác vệ sinh chuồng cần tuôn thủ:

Đưa tất cả trang thiết bị ra ngoài, ngâm vào nước cọ rửa, đánh sạch những chất bẩn.

khô và phun thuốc sát trùng toàn bộ trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, khu vực xunh quanh chuồng nuôi bằng dung dịch formol 2%.

Sát trùng bằng thuốc sát trùng như Biodin, formol, benkocid.....

Để trống chuồng

Bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng Sulfat đồng 5%


Phân biệt bệnh Gumboro với bệnh dịch tả ở gà Phân biệt bệnh Gumboro với bệnh dịch tả… Khởi nghiệp nuôi gà siêu trứng mô hình trang trại Khởi nghiệp nuôi gà siêu trứng mô hình…