Chăm sóc lúa xuân giai đoạn làm đòng đến trổ bông
Việc tưới nước xen kẽ để lộ ruộng 2 - 3 ngày, nhiệt độ ôn hòa 26 - 28 độ C, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho lúa trổ thoát, phơi màu, cây lúa tích lũy tinh bột tốt, chín đều, hạt mẩy.
Hỏi: Lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Xin cho biết chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả?
Trả lời: Để cây lúa hấp thu và vận chuyển tốt các chất dinh dưỡng nuôi hạt thì ruộng lúa cần phải được giữ ẩm thường xuyên sao cho đảm bảo độ ẩm đạt xung quanh 85%. Việc tưới nước xen kẽ để lộ ruộng 2 - 3 ngày, nhiệt độ ôn hòa 26 - 28 độ C, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho lúa trổ thoát, phơi màu, cây lúa tích lũy tinh bột tốt, chín đều, hạt mẩy.
Ngoài lượng kali và đạm cần thiết đã bón giai đoạn làm đòng thì khi cây lúa thấp tho trổ bông cần nhìn màu bộ lá mà quyết định bổ sung thêm một lượng đạm nhất định và lượng kali, vi lượng dễ tiêu (phun qua lá) để lúa làm hạt thuận lợi. Bón phân nuôi đòng trước khi lúa trổ sẽ giúp lúa tăng kích thước vỏ trấu là tiền đề để tăng khối lượng hạt.
Lưu ý: Lượng kali dễ tiêu (kali trắng) nên sử dụng khoảng 200g/sào/2 bình phun cùng 2 gói siêu vi lượng. Các loại phân bón này có thể kết hợp phun chung cùng các loại thuốc BVTV.
Thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện sâu bệnh hại để nhận biết và phòng trừ kịp thời. Với bệnh đạo ôn cổ bông, phải cân nhắc khi dùng thuốc để tránh lãng phí. Thời điểm lúa nứt áo đòng (thấp tho) nếu gặp mưa kéo dài do ảnh hưởng của không khí lạnh thì phải phun thuốc phòng đạo ôn cổ bông cho các giống lúa nhiễm như BC15, Q5, nếp các loại hoặc các ruộng trước đó đã bị nhiễm đạo ôn lá.
* Chú ý: Riêng các ruộng trước đó đã bị nhiễm đạo ôn lá thì khi lúa thấp tho cần phun thuốc phòng đạo ôn cổ bông và phun nhắc lại khi lúa đã trổ thoát.
Với bệnh khô vằn, cần phòng trừ hiệu quả ngay từ giai đoạn giữa đến cuối vụ. Thực tế cho thấy vụ xuân 2017 do thời tiết luôn có nắng mưa xen kẽ, lúa nhiều chỗ đã gieo cấy dày, đẻ nhiều đến thừa khiến cho nấm khô vằn phát sinh và gây hại mạnh. Cần trừ bệnh hiệu quả ngay từ khi nấm mới phát sinh ở phần gốc lúa, tránh để nấm lan lên cao gây hại làm bạc bông.
Hỏi: Nghe nói vườn cam quýt có nhiều rau trai sẽ tốt hơn là làm sạch trắng cỏ có đúng không. Nếu đúng xin được hướng dẫn cách nhân giống và trồng loại cỏ này?
Trả lời: Theo nhà vườn chuyên canh cam quýt ở Nam bộ cho biết rau trai (miền Bắc gọi là cỏ Thài lài) nếu mọc nhiều trong vườn cam quýt ngoài việc có thể làm thức ăn cho cá tai tượng, bò, dê, thỏ… ăn, thì rau trai còn có tác dụng giữ ẩm cho vườn trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa, cung cấp thêm chất mùn (khi cỏ chết đi) giúp đất không bị “chai” nhất là những vườn không có phân hữu cơ để bón.
Trong một chừng mực nào đó chúng còn giúp chống úng cho vườn cây nếu gặp mưa nhiều, vì rau trai cũng hút nước trong đất để sinh sống góp phần giảm bớt lượng nước chứa trong đất, giảm bớt sự “ngộp thở” do nước cho rễ cam quýt.
Ngoài ra, thảm cỏ rau trai còn là nơi “cư trú” cho nhiều loại côn trùng có ích, giúp tiêu diệt sâu hại giúp nhà vườn. Những vườn nào duy trì được cỏ rau trai thì cam quýt cho năng suất cao hơn và tuổi thọ của cây cũng kéo dài hơn.
Bạn có thể nhân giống và trồng như sau: Thu gom rau trai mọc hoang dại (rất sẵn trong tự nhiên), cắt thành hom dài khoảng gang tay rồi rải đều trên mặt vườn (đã được xới nhẹ đất), tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau một thời gian những đoạn hom này sẽ mọc rễ và phát triển rất nhanh, tạo thành một thảm cỏ xanh rất đẹp.
Rau trai thường phát triển rất mạnh trong mùa mưa, vì thế nếu thấy chúng phát triển mạnh quá thì cắt bỏ (cắt cách gốc khoảng 10 - 15cm) lấy cỏ cho chăn nuôi hoặc ủ phân bón lại cho vườn.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao