Tin nông nghiệp Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng

Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng

Author Hoàng Vũ, publish date Thursday. November 8th, 2018

Chăm sóc vườn cây ăn trái bị ngập úng

Dự báo nước lũ năm nay ở ĐBSCL lớn hơn so với mọi năm, để đối phó và bảo vệ vườn cây ăn trái cần gia cố lại đê bao, có những giải pháp xử lý phù hợp, bón phân hợp lý và xử lý ra bông, trái để cây không bị mất sức.

Cần gia cố hệ thống đê bao an toàn và hạn chế bón phân có chứa nhiều đạm

Ông Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, xoài là loại cây ăn trái có khả năng chịu ngập tốt, trung bình trên dưới 1 tháng. Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của xoài có thể thay đổi theo giống, giai đoạn sinh trưởng và tuổi cây. Xoài tuổi còn nhỏ chịu ngập kém hơn so với cây trưởng thành, xoài đang ra bông và mang trái chịu ngập kém hơn so với cây trong giai đoạn sinh trưởng, tăng trưởng.

So với cây xoài thì cây cam thuộc về nhóm chịu ngập kém hơn. Nếu lỡ để cam bị ngập thì khả năng suy kiệt và thiệt hại nhiều hơn so với xoài. Để bảo vệ vườn cây ăn trái cần cố gắng giữ được đê bao, tránh tình trạng bị vỡ, nước tràn vào. Nếu đê bao vỡ, thì cần có giải pháp xử lý phù hợp, bón phân hợp lý và xử lý ra bông, trái để cây không bị mất sức.

Trong điều kiện cây bị ngập không thường xuyên đi vào vườn, cắt bớt cành non kể cả có trái và bông để cứu cây. Sử dụng phân bón lá chứa nhiều lân và kali để giúp cây tăng khả năng chống chịu, tranh thủ rút nước ra càng nhanh càng tốt, đắp lại đê và xẻ thêm mương, líp phụ, áp dụng xới đất phá váng...

Trong điều kiện không thể sử dụng phân bón dạng hạt vào trong đất để rễ hấp thu, có thể sử dụng phân bón qua lá. Sử dụng một số dạng cung cấp lân và kali nhiều để tăng sức chống chịu, hạn chế phun và bón có chứa nhiều đạm.

PGS.TS Phạm Văn Kim, nguyên giảng viên Khoa Nông nghiệp -Sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ cho biết, nếu vườn bị ngập thì cố gắng tìm cách đưa nước ra càng sớm càng tốt. Khi nước rút thì bộ rễ sẽ bị yếm khí, nghẹt thở và thối dần tùy theo đất bãi bồi, xốp…

Sau khi nước rút, bà con cần theo dõi nếu khô lớp đất sẽ cứng và ngăn cản không khí xuống rễ. Dùng cuốc răng để phá ván dưới tàn của cây để không khí thông xuống dễ dàng.

Nấm bệnh ở dưới đất làm thối rễ thì không nên sử dụng thuốc hóa học tưới vào trong đất. Đất càng yếm khí thì nấm hại càng phát triển mạnh. Sử dụng Trichoderma thích hợp để diệt nấm bệnh. Dùng phân hữu cơ trộn với Trichoderma bón xuống sẽ rất tốt, đào rãnh xung quanh và cho phân xuống. Biện pháp lâu dài là bón phân hữu cơ hoặc dùng rơm phủ lên mặt và tưới Trichoderma lên rơm để hỗ trợ cây trồng.

Theo ông Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam, Cty đã đưa ra một số quy trình để khắc phục tình trạng cây bị ngập úng. Bắt đầu vào mùa lũ nên xẻ rãnh và dọn đường nước để nước rút ra nhanh. Sau quá trình cây bị ngập úng thì tiến hành xuất mô theo tán cây để oxy thông thoáng vào bên trong, bổ trợ cho cây bằng sản phẩm Basforliarkelp tưới bổ trợ dưới bộ rễ.

Cty có sản phẩm phân hữu cơ Crowel 3-3-3 hạn chế sự rửa trôi hữu cơ bên trong. Ngoài ra để cây phát triển đọt, ít suy kiệt thì Cty còn có sản phẩm Basfoliark giúp cây tăng khả năng quang hợp. Đồng thời Cty cũng có sản phẩm Entec 25-15 kết hợp với kali và Mg cao… bón bổ trợ giúp cây tái tạo bộ rễ và tăng sức chống chịu.


Trồng cam sành trên đất phèn Trồng cam sành trên đất phèn Trồng gấc làm dược liệu Trồng gấc làm dược liệu