Mô hình kinh tế Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi

Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi

Publish date Tuesday. November 10th, 2015

Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như:

Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole… Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.

Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.

Theo đó:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.

Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...

Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).

Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;

Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như: Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole…

Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.

Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.

Theo đó:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.

Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...

Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).

Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;

Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…


Tham gia TPP lợn, gà chịu áp lực từ Mỹ, Canada Tham gia TPP lợn, gà chịu áp lực… Giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 4.900 tỷ đồng Giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ đạt…