Măng cụt Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây măng cụt - Phần 1

Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây măng cụt - Phần 1

Author Theo CNX, publish date Thursday. September 1st, 2016

Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây măng cụt - Phần 1

I. Công dụng chế phẩm sinh học “A4”

Khi sử dụng chế phẩm sinh học “A4” cho cây măng cụt sẽ giúp giảm từ 30 – 50% lượng phân bón các loại tùy theo chất đất, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây, cành lá xum xuê, tăng tỉ lệ thụ phấn và thụ tinh vì vậy tăng tỉ lệ đậu hoa và đậu quả, hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý.

Quả to, ngọt đậm, cùi (tựa) dày, màu vỏ quả sáng đẹp, kéo dài thời gian bảo quản.

Nếu sử dụng đúng quy trình hướng dẫn từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối sẽ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, hạn chế khả năng nhiễm các bệnh như: đốm lá,… nhiễm các loại sâu hại như: sâu vẽ bùa, nhện, bù lạch, ruồi đục trái…cho thu hoạch sớm hơn thời vụ đại trà từ 7 – 10 ngày.

II. Hướng dẫn sử dụng (ĐVT: 1000m2)

2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Thời kỳ trồng mới)

Được tính từ khi trồng (xuống giống) đến khi cây cho thu hoạch vụ đầu tiên.

Hiện nay măng cụt ở Việt nam cho trái sau 10 – 15 năm trồng, cây tốt có thể cho trái sau 7 – 8 năm trồng tuỳ vào giống và phương pháp chăm sóc.

Mục đích của người dân hiện nay là làm thế nào để cây cho trái vào lúc đạt 4-5 tuổi đối với cây ghép, 5-6 năm tuổi đối với cây trồng từ hạt (với thời gian cây con là 2 năm tuổi trong vườn ươm).

a) Giai đoạn xử lý đất:

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học hòa với 20 – 25l nước phun đều 01 lượt xung quanh đáy hố trồng.

Tác dụng giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, tạo điều kiện thúc đẩy rễ cây con phát triển sau trồng.

(Nếu có điều kiện thì phun 2 – 3lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày trước khi trồng cây).

b) Giai đoạn sau trồng 10 – 15 ngày:

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 45l nước phun đều 01 lượt.

Giúp cây con phát triển chồi, lá; tăng cường khả năng quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng qua lá, tăng khả năng sinh trưởng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ bộ rễ còn chưa phát triển hoàn thiện.

c) Giai đoạn sau trồng 2 tháng

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 45l nước phun đều 01 lượt.

Cách 02 tháng phun đều 01 lượt trong năm đầu trồng cây.

Tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng số cành lá, tăng chiều cao cây.

d) Giai đoạn sau trồng 01 năm

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45l nước phun đều 01 lượt.

Cách 4 tháng phun đều 01 lượt, kết hợp với bón phân các loại.

e) Giai đoạn sau trồng 2 – 4 năm

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt.

Cách 6 tháng phun đều 01 lượt với liều lượng như trên.

Tăng cường khả năng sinh trưởng sinh dưỡng của cây, giúp cây chóng ra hoa.

f) Giai đoạn sau trồng4 – 5 năm

– Trước khi ra hoa: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt.

Tăng số lượng hoa, hoa to, mập, tăng sức sống của nhụy.

– Thời gian cây đang ra hoa: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 45l nước phun đều 01 lượt.

Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt.

Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

– Thời kỳ nuôi giữ quả: Sau khi hết hoa phun thêm 01 lượt nữa với liều lượng 15ml pha với 30l nước.

Sau đó phun liên tiếp mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày.

Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả.

– Thời kỳ quả lớn: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30l nước phun đều 01 lượt, cách 15 ngày phun 01 lượt.

Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả.

Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.


Vì sao măng cụt ra trái cách năm Vì sao măng cụt ra trái cách năm Cho Măng Cụt Ra Hoa Sớm, Không Sượng Trái Cho Măng Cụt Ra Hoa Sớm, Không Sượng…