Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa
Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.
Hiện trà lúa đông xuân 2013-2014 đang thu hoạch rộ, rầy thành trùng sẽ tiếp tục di trú xâm nhiễm và đẻ trứng trên những ruộng lúa hè thu 2014 mới gieo sạ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy. Ngoài ra, bọ trĩ, ốc bươu vàng và hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa tiếp tục gây hại lúa hè thu trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém...
Ngành nông nghiệp thành phố chỉ đạo sau khi thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, các địa phương tích cực vận động nông dân chuyển đổi trồng cây màu trên nền lúa. Đối với những địa phương không xuống giống được vụ màu, nên cày ải, phơi đất để tiêu diệt mầm bệnh lưu tồn trên đồng ruộng và giảm nguy cơ bị ngộ độc hữu cơ,...
Các quận, huyện bố trí mùa vụ lúa hè thu 2014 trên cơ sở khung thời vụ của thành phố kết hợp với biện pháp “Xuống giống né rầy, đồng loạt, tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng, tránh hạn đầu vụ”, không xuống giống kéo dài, không để trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa đan xen. Đồng thời, khuyến cáo nông dân, bón phân đợt 1 sớm (từ 7-10 ngày sau sạ); tăng cường bón phân lân, kali để kích thích bộ rễ phát triển, đẻ nhánh sớm, giúp cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao