Chiết xuất collagen từ sứa biển
Từ năm 2020, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam”; góp phần tăng hiệu suất sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng quy mô sản xuất và nhân rộng ra nhiều cơ sở sản xuất để tận dụng hết nguồn nguyên liệu sứa còn rất lớn ở biển Việt Nam.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị ứng dụng enzyme để tách chiết collagen từ sứa biển Việt Nam quy mô từ 1.000 kg nguyên liệu/mẻ; sản xuất được tổng số 522 kg bột collagen có độ tinh khiết từ 82,6% đến 83,7%, đảm bảo độ an toàn và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế; sản xuất được tổng số 75.000 viên nang thực phẩm chức năng chứa collagen (hàm lượng ≥ 200 mg/viên) đảm bảo độ an toàn và chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.
Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành xây dựng Quy trình công nghệ sản xuất collagen từ sứa biển, được thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm, quy mô pilot và quy mô xưởng sản xuất 1.000 kg nguyên liệu/mẻ. Qua tính toán, việc áp dụng quy trình sản xuất collagen từ sứa biển sẽ đem lại giá trị lợi nhuận rất cao, góp phần nâng cao tỷ lệ các sản phẩm giá trị gia tăng, hạn chế các sản phẩm chế biến thô. Kết quả của đề tài mở ra hướng đi mới trong tận dụng tài nguyên thủy, hải sản của Việt Nam, giúp cho cơ sở sản xuất (các doanh nghiệp chế biến thủy sản…) tiếp cận được công nghệ và thiết bị mới, mở rộng sản xuất. Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị cho nguồn lợi sứa biển, đa dạng hóa các mặt hàng chế biến, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Sứa biển là loài động vật biển cấp thấp, có cấu tạo hóa học đơn giản từ nước và protein, trong đó 60% protein trong cơ thể sứa là collagen. Tại các vùng biển Việt Nam, nguồn lợi sứa biển là rất lớn với tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cao. Nhóm sứa biển Việt Nam đang khai thác là sứa dù với khoảng 26 loài, trong đó khai thác chính 4 loài đem lại hiệu quả kinh tế; sản lượng khai thác chủ yếu tập trung tại vùng ven biển phía Bắc. Cho tới nay sứa biển Việt Nam vẫn chủ yếu được khai thác, chế biến thủ công theo phương pháp truyền thống, tạo ra một số sản phẩm với giá trị kinh tế thấp; sứa đa phần được chế biển làm thực phẩm, phục vụ tiêu dùng nội địa. Tại Việt Nam, hiện chỉ có Công ty CP Vĩnh Hoàn và Công ty CP Nam Việt (Navico) có nhà máy chiết xuất collagen và gelatin từ da cá tra. Chiết xuất collagen từ sứa biển hiện chưa có đơn vị nào. Đây là nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này.
Chủ nhiệm đề tài TS Trần Mạnh Hà cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về công nghệ chiết xuất collagen từ sứa biển nên nhóm nghiên cứu cũng khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo. Việc nghiên cứu tìm ra quy trình, công nghệ phù hợp và có hiệu quả chiết xuất, chất lượng sản phẩm cao là điều rất quan trọng. Nhờ sự hỗ trợ cơ sở vật chất để sản xuất quy mô 1.000 kg/mẻ của một số doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành được nhiệm vụ này. Do thời gian ngắn nên đề tài chưa đánh giá đầy đủ tất cả các mặt về hiệu quả kinh tế; tuy nhiên, đây thực sự là một hướng đi rất tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao