Tin nông nghiệp Chọn phân bón đúng, năng suất sẽ cao

Chọn phân bón đúng, năng suất sẽ cao

Author Chu Công Tiện, publish date Monday. January 23rd, 2017

Chọn phân bón đúng, năng suất sẽ cao

Là doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn thủ đô, các đại lý của phân Văn Điển đã có mặt ở tất cả các địa bàn, sẵn sàng phục vụ bà con nông dân sản phẩm phân bón uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý và cung ứng thuận lợi nhất.

Trong ảnh: Nông dân Hà Nội lựa chọn phân bón Văn Điển để lúa vụ xuân cho năng suất cao, chất lượng tốt, gia tăng giá trị thu nhập. Ảnh: TL

Đa số nông dân Hà Nội đều dùng phân Văn Điển

Kế hoạch gieo cấy lúa vụ xuân năm 2017 của Hà Nội có diện tích 99.600ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng: 5.976 tấn. Để vụ lúa xuân có năng suất và giá trị thu nhập cao, việc chủ động chuẩn bị và lựa chọn loại phân bón phù hợp với đất đai và tập quán canh tác của địa phương cũng là một giải pháp quan trọng vì phân bón đóng góp 50% tăng năng suất và 30% sản lượng. Từ kinh nghiệm thực tế sản xuất qua nhiều năm, bà con nông dân Hà Nội đã chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng để bón cho lúa rất hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt Sở NNPTNT Hà Nội rất tâm đắc với loại phân bón trên. "Đa số diện tích gieo cấy lúa của Hà Nội là đất chua, có nhiều chất độc hại. Cây lúa chỉ phù hợp với đất hơi chua và trung tính (pH từ 4,5 - 5,5). Đất chua cây hấp thu dinh dưỡng khó khăn, các chất độc hại gây ngộ độc bộ rễ. Phân Văn Điển có tính kiềm do có tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng khử chua và phân giải các chất độc hại” - bà Thoa cho biết.

 Đồng tình với ý kiến bà Thoa, ông Nguyễn Văn Tài-Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp An Mỹ, huyện Mỹ Đức nhận xét về hiệu quả của phân Văn Điển: "Phân Văn Điển giúp cây lúa chóng bén chân, đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, cây cứng, lá xanh dày, bộ lá tươi bền đến khi thu hoạch. Do sinh trưởng phát triển tốt nên đạt năng suất cao, ngoài ra còn giảm chi phí về khâu bảo vệ thực vật và đỡ bị đổ ngã nên tạo thuận lợi cho việc thu hoạch bằng máy gặt. Phân Văn Điển còn làm tăng chất lượng sản phẩm lúa chất lượng cao vì đỡ phải phun thuốc BVTV, đỡ bị đổ non, hạt chắc mẩy, tăng độ dẻo và hương vị thơm ngon. Nhiều năm nay, dịch vụ bán chậm trả phân Văn Điển cho đại đa số hộ nông dân đã giúp họ mua được loại phân bón tốt, tránh mua phải phân giả".

Nhiều nổi trội khác biệt

Đúng như nhận xét của bà Thoa và ông Tài, các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng, trong đó có phân NPK chuyên dụng bón cho cây lúa nó khác với các loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng. Ví dụ: NPK Văn Điển 16-5-17 có thành phần dinh dưỡng: N:16%; P205: 5%; K20: 17%; S: 1%; Mg0: 5%; Ca0: 8%; Si02: 7% và các chất vi lượng: Zn, B, Cu, Mn, Co… vai trò các chất trong và vi lượng thể hiện: Mg0 (magie) khử chua, ém phèn, tăng độ phì nhiêu của đất, giúp cây tổng hợp protein và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Si02 (silic) giúp cứng cây, dày lá, tăng khả năng chống đổ, chống các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: Rét đậm, nắng nóng, úng hạn; giúp tạo nên thành mạch vành tế bào dày nhằm hạn chế bệnh đạo ôn, khô cằn, sâu đục thân, cuốn lá. Silic góp phần giảm độc Mn, Mg, tăng chất lượng hạt thóc gạo như tăng hàm lượng tinh bột đường. Ba chất dinh dưỡng rất cần thiết cho lúa chất lượng cao: Mg0 (magie), Si02 (silic), P205 (lân). Magie  tạo hương vị chất béo ngậy, hạt gạo bóng, sáng đẹp, tăng độ pH trong gạo giúp bảo quản được lâu. Các chất vi lượng trong cây cần số lượng ít nhưng rất có lợi cho sinh trưởng phát triển, tăng sức chống chịu, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Phân NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho cây lúa gồm: Bón lót NPK 5-10-3 hoặc NPK: 6-11-2; 25kg/sào. Bón trước khi bừa lần cuối để phân vùi sâu vào đất hạn chế bị rửa trôi. Bón thúc NPK: 16-5-17; 10-12kg/sào. Khi lúa bén rễ, hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh (sau cấy 10-15 ngày). Bón đủ 2 loại phân trên chỉ phải bón thêm phân hữu cơ không cần bón loại phân khác. 


Visa cho thịt gà Việt đi Nhật Visa cho thịt gà Việt đi Nhật Vốn vay giúp đàn bò sinh sôi Vốn vay giúp đàn bò sinh sôi