Chuyển giới cho cá mú mè không khó!
Cách thay đổi giới tính nhanh nhất từng được báo cáo cho cá mú mè!
Cá mú mè hay còn gọi là cá mú chấm nâu hoặc cá mú cam có tên khoa học là Epinephelus coioides, là một loài cá lưỡng tính điển hình, với giá trị kinh tế rất cao và được nuôi nhiều ở các nước Châu Á. Trong tự nhiên, cá mú mè từ khi mới sinh ra đến khoảng 4,5 tuổi đều là cá cái. Sau đó một số con sẽ có khả năng chuyển thành con đực và thực hiện chức năng sinh sản. Trong những năm gần đây, việc đánh bắt quá mức cùng với môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm đã gây ra nhiều khó khăn để tạo được đàn cá bố mẹ thật sự chất lượng. Cá mú mè là loài rất thích hợp với điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên, việc thiếu con đực đã tạo nên một nút thắt cổ chai lớn trong sự phát triển của nghề nuôi cá mú.
Một số cá thể trong nhóm sinh sản sẽ có khả năng tự thay đổi giới tính, để đảm bảo việc sinh sản đạt tối đa. Từ 1972, đã có nghiên cứu thực hiện việc loại bỏ cá đực đầu đàn ra khỏi nhóm sinh sản, rồi thay đổi giới tính cho những con cá cái phát triển hơn trong nhóm. Ngoài ra trong thử nghiệm khác, cũng đã cho những con cá cái lớn con nhất tiêm hormone để chuyển thành cá đực trong vòng vài tháng sau khi nuôi trong lồng hoặc bè nổi. Tuy nhiên những nghiên cứu này không có tỷ lệ thành công cao như mong đợi.
Ở cá mú, việc thay đổi giới tính vẫn còn khó nắm bắt, thường phụ thuộc vào tỷ lệ giao phối và mùa vụ. Phải mất một khoảng thời gian khá dài để tạo cá bố mẹ chất lượng cao. Vì vậy, điều tra cơ chế thay đổi giới tính trong quần thể nuôi ,và thiết lập một phương pháp tiêu chuẩn để tạo ra sự thay đổi giới tính là vấn đề rất quan trọng để phát triển nghề nuôi cá mú.
Phương pháp và vật liệu
Cá thí nghiệm được thu tại Quảng Đông (Trung Quốc) có đủ con đực, con cái với 4 năm tuổi đời. Mỗi con cá được đánh dấu riêng để nhận dạng. Đo trọng lượng và chiều dài cá trước khi thí nghiệm. Nuôi trong bể chứa 25000l nước biển. Có hệ thống sục khí, bơm và lọc sinh học đầy đủ, cho ăn mỗi ngày một lần.
Thí nghiệm 1: nuôi chung và kiểm tra tuyến sinh dục hằng tháng để xác định giai đoạn phát triển của chúng dưới kính hiển vi.
Thí nghiệm 2: số lượng cá trong nhóm sinh sản đối với việc thay đổi giới tính. Nuôi chung các nghiệm thức 1♂-1♀, 1♂-2♀, 1♂-3♀, 1♂-6♀và 5♂-50♀. Sau 2 năm những con đực bị loại bỏ, thu thập để xác định sự phát triển tuyến sinh dục của con cái sau đó 4 tuần.
Thí nghiệm 3: tác động của mùa vụ đến việc thay đổi giới tính. Lặp lại thí nghiệm trong 5 mùa, cho cá đực với cá cái chia thành 4 nhóm rồi nuôi chung với nhau. Sau mỗi mùa, kiểm tra giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ở cá cái sau khi đã loại cá đực ra khỏi quần thể.
Mỗi con cá được thực hiện phân tích mô học và đem quan sát dưới kính hiển vi. Sau đó xét nghiệm mức độ xuất hiện của nội tiết tố steroid trong huyết thanh. Tiếp theo kiểm tra khả năng thụ tinh của cá đực đã chuyển đổi giới tính bằng phương pháp nhân tạo. Cuối cùng là phân tích thống kê và ghi nhận kết quả.
Kết quả và thảo luận
Ở hầu hết những loài cá lưỡng tính, sự thay đổi giới tính dường như phụ thuộc nhiều vào kích thước cơ thể. Tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết này không được giải thích đầy đủ, và sự thay đổi giới tính do những yếu tố phức tạp hơn rất nhiều so với mô tả. Cá cái có thể thay đổi giới tính ngay cả khi có sự hiện diện của cá đực trong đàn. Trong nghiên cứu hiện tại, một số cá cái không có kích thước lớn nhất cũng chuyển đổi thành cá đực. Do đó, vẫn chưa chắc chắn về quan hệ giữa kích thước cơ thể và sự thay đổi giới tính ở cá mú.
Hầu hết các loài cá có sự thay đổi giới tính sẽ sinh sản theo mùa. Do đó, việc loại cá đực ra khỏi quần thể được thực hiện ở các mùa khác nhau để xác định thời điểm tối ưu nhất gây ra sự chuyển đổi giới tính. Sự thay đổi giới tính đã xảy ra trong tất cả các nhóm khảo sát ở thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Ở các nhóm có 3 con cái trở lên thì thích hợp hơn để gây ra sự thay đổi giới tính ở cá mú mè.
Một điều thú vị là phát hiện được cortisol-hoạt động như một chất trung gian chuyển đổi estrogen thành androgen (đặc trưng cho tính đực), cũng có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính ở cá mú mè. Cortisol như một yếu tố liên kết các điều kiện môi trường bên ngoài với những phản ứng sinh lý trong cơ thể. Nghiên cứu này cho thấy cortisol trong huyết thanh tăng nồng độ kể từ khi bắt đầu thay đổi giới tính. Đây là một bước đệm cho việc nghiên cứu sâu hơn các phương pháp mới để kiểm soát giới tính không chỉ với riêng cá mú mè.
Trong nhóm sinh sản ở cá mú mè, nếu con đực đầu đàn biến mất thì một cá khác sẽ nhanh chóng thay thế vào vị trí đó và thực hiện vai trò mà con tiền nhiệm để lại. Dựa trên hiện tượng này, 3 con cái trưởng thành cùng 1 con đực được giữ chung trong 1 bể, sau khi loại bỏ con đực thì cá cái lớn nhất sẽ thay đổi giới tính sau 2 tuần trong mùa sinh sản chính hoặc 4 tuần nếu là mùa sinh sản đầu tiên của chúng. Kết quả cuối cùng chỉ ra rằng sự thay đổi giới tính ở cá mú mè bị ảnh hưởng đáng kể bởi kích thước cơ thể, số lượng cá trong nhóm sinh sản và mùa vụ. Tỷ lệ thành công của việc thay đổi giới tính này là 100% trong mùa sinh sản chính và 75% nếu là mùa sinh sản đầu tiên.
Đây là cách thay đổi giới tính nhanh nhất từng được báo cáo cho cá mú mè. Con đực sau khi chuyển đổi giới tính bằng phương pháp tích cực này sẽ có khả năng sản xuất giống chất lượng cao. Ngoài ra Cortisol trong huyết thanh có thể liên quan đến việc bắt đầu thay đổi giới tính và góp phần làm gia tăng nồng độ androgen, chúng xuất hiện như yếu tố báo hiệu về việc con cái đã chuyển thành con đực ở cá mú mè.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao