Mô hình kinh tế Chuyện Không Bình Thường Về Con Banh Lông
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chuyện Không Bình Thường Về Con Banh Lông

Publish date Friday. May 16th, 2014

Chuyện Không Bình Thường Về Con Banh Lông

Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.

Không biết mua làm gì

Tại xã Bình Sơn có rất nhiều ngư dân đã chuyển hẳn sang đánh bắt loài thủy sản này. Người dân cho biết, sở dĩ gọi là con banh lông vì hình thù nó tròn đỏ giống trái banh tennis. Mỗi con có trọng lượng khoảng 150gr-160gr, da nhám, nhớt.

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Bình Sơn, đã có 30-40 hộ dân trong xã làm nghề đánh bắt đã chuyển đổi nghề từ nghề bắt cá sang cào con banh lông. Giá mỗi kg banh lông ngư dân bán cho các đầu nậu đến từ huyện An Minh (Kiên Giang), Cà Mau có giá từ 500-600 nghìn đồng. Sau đó, các đầu nậu này bán lại cho thương lái Trung Quốc.

Đã có dấu hiệu không bình thường xảy ra. Tuy mới rộ lên khoảng vài tháng nay nhưng giá cả thu mua con banh lông rất bấp bênh, có lúc các đầu nậu không mua hàng khiến ngư dân hoang mang. Và hiện tại, thời điểm này các đầu mối đã ngừng thu mua. Ngư dân lo lắng không biết thời gian tới ra sao, còn hiện tại cuộc sống khó khăn vì không có thu nhập.

Theo ước tính, một chiếc tàu chuyển đổi ngư cụ đánh bắt tiêu tốn từ 10-20 triệu đồng. Còn mỗi chuyến ra khơi chi phí cũng khoảng 10 triệu đồng. Các tàu khai thác con banh lông phải ra xa khơi và cào sâu dưới lớp bùn đáy biển. Để khai thác được con banh loong, dụng cụ là cần cẩu và lồng cào được gắn phía sau tàu.

Ông Trần Tòng ngụ xã Bình Sơn cho biết: Ở khu vực này trước đây ngư dân không đánh bắt loại thủy sản này. Nhưng khoảng hai tháng nay, do ngư dân làm lưới ghẹ thất bát, thấy một số người xã bên chuyển đổi đánh bắt con banh lông có ăn nên gia đình ông và nhiều hộ dân trong xã cũng chuyển đổi theo.

“Gia đình tôi đầu tư kha khá, làm lồng cào bằng sắt, dây chạc khoảng 20 triệu đồng. Lúc đầu làm cũng được nhưng sau giá thấp quá lãi rất thấp, làm đỡ mùa này thôi chứ khoảng một tháng nữa biển động lại nghỉ. Khai thác con này ở khơi xa, biển sâu, cũng rất khó” - ông Tòng nói.

Mặc dù đã chuyển đổi sang đánh bắt con banh lông vài tháng qua, nhưng ông Tòng cũng như tất cả ngư dân ở đây vẫn chưa được biết các vựa hải sản thu mua con banh lông để làm gì và đem đi đâu tiêu thụ, chỉ mù mờ nghe bán lại cho thương lái Trung Quốc xuất khẩu.

Thậm chí những người dân không trực tiếp đánh bắt còn chưa thấy hình hài con banh lông. Bởi các ghe sau khi khai thác đã bán trực tiếp tại các đảo hoặc trên biển. “Mình chỉ biết khai thác thôi, còn con này họ mua để làm gì mình cũng không biết, gia đình cũng chưa ăn, cũng không thấy luôn” - vợ ông Tòng nói.

Lúng túng và thiếu trách nhiệm

Theo ông Hà Văn Hòa, ngụ ấp Thuận An, xã Bình Sơn, do có cung thì có cầu và nhu cầu khai thác con banh lông cũng mới đây. “Dân ở đây cũng không biết, thấy người ta làm thì mình làm theo.

Phần giá cả do doanh nghiệp quyết. Bà con ngư dân mong muốn ngành chức năng làm rõ việc các doanh nghiệp thu mua đem đi đâu, làm gì, để thông tin và định hướng cho người dân. Tránh xảy ra tình trạng tương tự như với con ốc bươu vàng, đỉa, lá điều, lá khoai lang… đã xảy ra tại một số địa phương trước đây” - ông Hòa đề nghị.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hòn Đất cho biết: Cơ quan này đã báo cáo Sở NN&PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đề nghị xem xét việc ngư dân chuyển đổi nghề sang đánh bắt con banh lông như hiện nay có đúng với các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản hay không.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Khải Chi cục trưởng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Kiên Giang cho rằng: “Việc này chi cục không biết và cũng không quan tâm vì chi cục chỉ quản lý những loài có giá trị kinh tế cao”.

Còn ông Võ Quốc Trung, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT Kiên Giang cho hay, thanh tra sở đã tiến hành lấy mẫu và đã gửi mẫu về Viện Hải Dương học ở Nha Trang nhờ phân tích xem là con gì, đặc tính… để có biện pháp quản lý khai thác tốt, đồng thời có cơ sở cảnh báo, bảo vệ bà con ngư dân.

Việc người dân chuyển đổi sang đánh bắt một loài thủy sản mà chính họ cũng không rõ giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là điều đánh chê trách. Nhưng có lẽ đánh chê trách hơn chính là việc chính quyền địa phương và các ngành chức năng quá thụ động trong công tác quản lý và có phần thờ ơ đối với nguy cơ thiệt hại về kinh tế của người dân.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trái Phép Ngư Dân Vi Phạm, Chính Quyền... “Bó Tay” Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng… Hiệu Quả Mô Hình Chuyển Đổi Diện Tích Chè Già Cỗi Sang Trồng Cây Keo Lấy Gỗ Hiệu Quả Mô Hình Chuyển…