Cơ quan chuyên môn khuyến cáo về dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm
Theo đó, đối với hộ/cơ sở nuôi đã xuất hiện dịch bệnh cần: Báo cáo cho chính quyền xã hoặc cơ quan chuyên môn về tình hình dịch bệnh xuất hiện; Tuyệt đối không tháo nước chưa được xử lý ra hệ thống mương thoát nước chung của vùng nuôi; Đối với dụng cụ chăm sóc tôm, đồ dùng bảo hộ lao động cần được sử dụng riêng cho từng ao nuôi và được khử trùng sau mỗi lần sử dụng; Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm nên tiến hành thu hoạch ngay để giảm thiểu thiệt hại; Nếu tôm nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm, cần được xử lý bằng hóa chất tiêu hủy theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.
Trong trường hợp tôm mới bắt đầu có dấu hiệu bệnh, cần ngừng cho tôm ăn trong vòng 1 - 2 ngày và sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Sau đó cho tôm ăn hạn chế bằng 10% định mức hàng ngày và tăng dần đến khi đạt định mức bình thường trong vòng 7 đến 10 ngày; Không sử dụng ao nuôi vừa bị bệnh khi chưa được khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và không thả bổ sung giống tôm.
Đối với hộ/cơ sở nuôi chưa phát bệnh nhưng có nguy cơ mắc bệnh: Hạn chế người không có nhiệm vụ đi vào cơ sở nuôi. Người chăm sóc, quản lý cơ sở nuôi hạn chế sang cơ sở bị bệnh; Phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng; Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn;
Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2 và kiểm soát mật độ vi khuẩn Vibrio (Lưu ý: khi dùng chế phẩm sinh học thì ngừng cho tôm ăn từ 1 - 2 ngày); Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm; Khuyến khích nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá (ví dụ: cá rô phi).
Đối với các hộ/cơ sở nuôi khi chuẩn bị thả tôm (sau khi công bố hết dịch): Chuẩn bị ao nuôi đúng qui trình; Tuân thủ mùa vụ thả và kỹ thuật nuôi; Chỉ sử dụng nguồn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch mầm bệnh.
Được biết, trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT) đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Đến thời điểm cuối tháng 5, diện tích nuôi tôm có tôm chết ước tỉnh khoảng hơn 100ha. Chi cục Thú y đang phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Móng Cái xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao