Công nghệ sinh thái bảo vệ môi trường
Việc áp dụng phương thức “1 phải 5 giảm” và công nghệ sinh thái giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư, phòng trừ sâu bệnh (giảm từ 800.000 - 1.000.000 đồng/ha)...
Ứng dụng công nghệ sinh thái giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Việc ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng của những lão nông huyện Chợ Mới, An Giang ngoài việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí đầu tư sản xuất còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Mô hình áp dụng công nghệ sinh thái của ông Nguyễn Hồng Xuân ở ấp An Thái, xã Hòa Bình được Sở NN-PTNT An Giang và UBND huyện Chợ Mới đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Áp dụng đến nay đã 8 vụ với diện tích 1ha đất chuyên trồng lúa chất lượng cao và lúa giống, ông Xuân cho biết, ban đầu thực hiện mô hình “1 phải 5 giảm” do Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Chợ Mới hỗ trợ kỹ thuật thấy hiệu quả mang lại khá cao, lượng sâu bệnh giảm, chi phí đầu tư giảm do giảm lượng giống gieo sạ, công lao động… Hiện áp dụng mô hình "ruộng lúa bờ hoa" đã hạn chế sâu bệnh do thu hút được thiên địch, giảm từ 1 - 2 lần phun thuốc trừ sâu trong một vụ, giúp giảm một phần chi phí.
Để thực hiện mô hình ông Xuân đã tiến hành trồng các loại hoa như hướng dương, cúc đồng tiền, sao nhái, đậu bắp, mè… Hạt giống được Chi cục Trồng trọt - BVTV An Giang cung cấp. Cán bộ Chi cục còn hướng dẫn cách xuống giống, đặc tính sinh trưởng các loại hoa để có thể cho ra hoa thu hút thiên địch nhằm diệt rầy nâu, sâu cuốn lá, nhất là lúa trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Hoa được trồng đại trà và trồng trong bầu 1 phần để đảm bảo phủ kín lượng hoa trên bờ ruộng, thời gian trước khi xuống giống từ 5 - 10 ngày.
Ông Xuân cho biết thêm, khó khăn nhất trong thực hiện mô hình là đảm bảo lượng nước tưới cho hoa vì thời gian nắng gắt và thiếu nước trên ruộng. Bên cạnh đó, việc xử lý thuốc cỏ của các ruộng lúa lân cận cũng làm cho hoa bị chết, lượng thiên địch thu hút ít do mô hình chưa được nhân rộng.
Hiện tại, ông Xuân đang canh tác 4ha lúa giống gồm IR 50404 và OM 5451. Đây là 2 giống chủ lực thích nghi với đất, cho năng suất từ 8 - 10 tấn/ha (1ha Tây Nam Bộ = 13.000m2) và liên kết với hơn 10 nông dân, tổng diện tích hơn 20ha chuyên trồng lúa giống và được Cty Mầm Xanh (Châu Đốc, An Giang) bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường 400 đồng/kg và được ký kết trước thu hoạch 7 ngày.
“Việc áp dụng phương thức “1 phải 5 giảm” và công nghệ sinh thái giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư, phòng trừ sâu bệnh (giảm từ 800.000 - 1.000.000 đồng/ha), giảm công phun xịt, hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm gạo. Nông dân làm tốt công tác khử lẫn, nâng tỷ lệ nảy mầm cao nên đạt tiêu chuẩn cho việc sản xuất giống”, ông Xuân cho biết thêm.
Bên cạnh đó, giá lúa hiện đang tăng 400 - 500 đồng/kg, tăng hơn so với thời điểm 1 tuần trước. Cụ thể, IR 50404 dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg; OM5451 từ 5.500 - 5.600 đồng/kg. Với giá hiện tại sau khi trừ cho phí nông dân còn lãi từ 7 - 8 triệu đồng/ha.
Với những kết quả đạt được trong những năm qua, ông Nguyễn Hồng Xuân đã nhận được bằng khen của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, UBND huyện...
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao