Tôm thẻ chân trắng CP Foods Việt Nam lợi nhuận tăng lên trong khi cuộc chiến chống lại EMS vẫn tiếp tục

CP Foods Việt Nam lợi nhuận tăng lên trong khi cuộc chiến chống lại EMS vẫn tiếp tục

Publish date Saturday. June 6th, 2015

CP Foods Việt Nam lợi nhuận tăng lên trong khi cuộc chiến chống lại EMS vẫn tiếp tục

Công ty con Charoen Pokphand Foods, CP Pokphand (CPP), cho thấy doanh số và lợi nhuận tăng lên trong năm 2014, chủ yếu nhờ vào nuôi trồng phi thủy sản liên quan đến nông nghiệp.

Hội chứng tử vong sớm trên tôm (Early mortality syndrome EMS) vẫn là một mối quan tâm trong suốt cả năm, và những nỗ lực để chống lại hội chứng này đã cho thấy rằng CPP tập trung vào việc cải thiện cơ cấu nông nghiệp và quản lý thực tiễn. Hội chứng tử vong sớm đã giáng đòn vào việc kinh doanh của công ty ở Thái Lan cũng như Việt Nam.

Tổng doanh thu trong năm 2014 cho các công ty, trong đó sản xuất thức ăn gia súc ở Trung Quốc và sở hữu cá, tôm và các trang trại thịt khác, và các nhà máy chế biến ở Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng từ $ 5.4 tỷ USD năm trước.

Chi phí bán hàng vẫn giữ nguyên, có nghĩa là lợi nhuận sau thuế trong cùng năm đã lên đến $ 295.8 triệu USD, tăng từ mức $ 203.3 triệu USD.

Doanh thu từ các hoạt động của Trung Quốc - mà chủ yếu là thức ăn chăn nuôi trong nông nghiệp, chiếm 10% trong nuôi trồng thủy sản – đã giảm do thiếu nhu cầu, từ $ 3.49 tỷ USD giảm còn $3.44 tỷ USD.

Ở Việt Nam, nơi mà thức ăn thủy sản chiếm trong 28% doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh số bán hàng đã tăng từ $ 843.2 triệu USD đến 867.4 triệu USD trong năm 2014.

Tuy nhiên, trồng trọt chăn nuôi là câu chuyện thành công, nhìn thấy doanh số có bước nhảy vọt từ $ 858.2 triệu USD đến $ 1.045 tỷ USD. Việc tăng doanh số được cho rằng chủ yếu là do lợn gây ra, tuy nhiên nhiều công ty đã ghi nhận: "Đối với nhóm kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, các nhà máy chế biến tôm ở Huế và các nhà máy chế biến cá ở Bến Tre đã bắt đầu sản xuất thương mại vào năm 2014". Nhà máy ở Huế đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014, các công ty nhìn nhận để giảm hậu quả quả từ cú giáng đòn về ưu đãi thuế quan của Liên minh châu Âu đối với Thái Lan - theo báo cáo của Undercurrent News.

Việc này được kết luận rằng "Các nhóm kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển và nhóm sẽ tiếp tục phát triển phân khúc này. Các tiềm năng lớn của thị trường thực phẩm Việt sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả nhóm”.

Từ việc nhìn sơ bộ, công ty thông báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng theo các điều kiện "chuẩn mới“ trong khi kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi chậm và đều đặn.

"Ngành thức ăn cho nông nghiệp đang tăng tốc chuyển đổi nó thành một ngành công nghiệp quy mô hơn và thương mại hóa. Tiêu thụ và mức sống được cải thiện dần qua các thị trường chính của chúng tôi, do đó nhu cầu thị trường cho các sản phẩm thực phẩm protein và thực phẩm chất lượng cao".

"Nắm bắt công nghệ mới và tận dụng sức mạnh cạnh tranh của mình, nhóm được xác định để nắm bắt cơ hội có liên quan trong ngành nông nghiệp thực phẩm vì nó đáp ứng tầm nhìn của nó sẽ là “nhà bếp của thế giới”.

Trong tháng 7 năm 2014 công ty mẹ CP Foods đã đồng ý bán 25% trong CPP để Itochu, nhà kinh doanh lớn thứ ba của Nhật Bản và là một trong ba thương gia cá ngừ lớn nhất thế giới. "Với sự dày dạn kinh nghiệm trong công nghiệp và chuyên nghiệp, cả hai bên đều là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực riêng của họ. Sự hợp tác này sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp cũng như lợi ích lẫn nhau " - CPP cho biết.

Công ty Thực phẩm CP Foods nhắm mục tiêu tăng trưởng 10% doanh thu hàng năm trong năm nay, và có kế hoạch chi tiêu nằm giữa THB 20- 25 tỷ ($ 611 triệu USD đến - $ 763 triệu USD) trong đầu tư, công ty đã cho biết.

Nguồn: Undercurrent News, 20/3/2015

Tác giả: Neil Ramsden

Biên dịch: VÂN ANH

Biên soạn: AQUATEC.VN

Tags: CP Foods, Charoen Pokphand Foods, CP Pokphand (CPP), hội chứng tử vong sớm trên tôm, early mortality syndrome EMS


Related news

Phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững Phát triển ngành khai thác thủy sản bền… Tình hình dịch bệnh và kiểm soát dịch bênh trên tôm nước lợ Tình hình dịch bệnh và kiểm soát dịch…