Dân khóc ròng vì nấm trồng mắc bệnh lạ chết hàng loạt
Tại Hợp tác xã nấm Tây An (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), từng đống nguyên liệu trồng nấm mốc meo, đắp bạt kín bít.
Ông Nguyễn Thông - Giám đốc hợp tác xã nấm Tây An - than thở: “Hợp tác xã của chúng tôi rộng gần nửa hecta nhưng từ ngày nấm bị nhiễm bệnh đến nay, chúng tôi chỉ duy trì một vài người ở lại trông coi nhà xưởng.
Còn bình thường, bà con đều về nhà làm ruộng hoặc trồng hoa để có thêm thu nhập chứ vụ nấm này coi như bỏ cả”.
Nguyên liệu làm nấm chất thành đống vì nấm mắc bệnh lạ.
Theo ông Thông, hợp tác xã nấm Tây An được thành lập hơn 2 năm nay với 14 xã viên, mọi năm, nấm trồng tuy vẫn nhiễm bệnh nhưng với số lượng không đáng kể và người trồng nấm có thể tự xử lý bằng các phương pháp thủ công.
“Năm nay, chúng tôi trồng gần 12.000 bịch nấm thì hỏng tất cả, cứ trồng ra là nấm không phát triển, có hiện tượng nấm mốc xanh trong bịch” -ông Thông cho biết.
Vì số lượng bịch nấm thiệt hại lớn, cộng với chi phí nhập mùn cưa, bao bì…làm nguyên liệu hiện đội lên cao nên các xã viên đành “tặc lưỡi” xử lý xoay vòng các nguyên liệu trồng nấm.
Bà Trần Thị An Mỹ - Kỹ thuật viên hợp tác xã nấm Mỹ An - cho biết: “Rất có thể nguyên liệu trồng nấm cũng đã nhiễm bệnh nhưng biết làm sao được, mọi người đã bỏ tiền đầu tư quá nhiều rồi, chúng tôi đành đem đổ hơn 10.000 bịch nấm ra ngoài trời nắng một vài ngày rồi tái trồng nấm lại”.
Cũng theo bà Mỹ, nhu cầu tiêu thụ nấm sò, nấm linh chi trên địa bàn TP.
Đà Nẵng hiện nay đang tăng cao, nhất là dịp cuối năm, hợp tác xã nấm Tân An sản xuất bao nhiêu nấm đều được các khách sạn đến tận nơi thu mua.
Theo dự tính, mỗi bịch nấm có sản lượng hơn 4kg nấm tươi nếu bán ra thị trường hiện nay, người trồng thu về hơn 700 ngàn đồng, nên từ khi nấm chết hàng loạt khiến bà con lâm chẳng biết lấy gì bán.
Người nhân lo lắng vì không rõ nguyên nhân nấm bị bệnh.
Tình hình nấm nhiễm bệnh lạ không chỉ diễn ra tại hợp tác xã nấm Mỹ An mà hàng loạt các hộ gia đình trồng nấm nhỏ lẻ cũng lâm vào cảnh bi đát tương tự.
Anh Lê Hữu Hàn (32 tuổi, tổ 83, phường Hòa Quý) - người trồng nấm lâu năm tại đây, buồn bã: “Gia đình tôi trồng hơn 2.000 bịch nấm, dự tính đến cuối năm nay bán được hơn 10 triệu đồng, nhưng từ tháng 9 đến nay, nấm mắc bệnh gì cứ chết hàng loạt.
Nếu tình trạng này cứ diễn tái diễn, chắc gia đình tôi không có gì bán ra trong thời điểm cuối năm nay rồi”.
Theo anh Hàn, dù đầu vụ nấm anh đã làm tốt các khâu xử lý như rắc vôi bột quanh nhà trồng, lựa chọn nguyên liệu trồng nấm tiêu chuẩn nhưng nấm vẫn mắc bệnh lạ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng nấm trồng mắc bệnh lạ diễn ra khá phổ biến trên địa bàn phường Hòa Quý nhưng hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có cách khắc phục hiệu quả.
Ông Trần Tài - Chủ Tịch Hội Nông dân phường Hòa Quý - thừa nhận tình trạng nấm chết hàng loạt nhưng đến nay vẫn chưa biết được nấm mắc bệnh gì và có các biện pháp nào khắc phục.
“Năm nay, thời tiết thất thường, hết nắng rồi lạnh có thể là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến kỹ thuật trồng nấm của người dân còn nhiều hạn chế, điều kiện nhà xưởng không đảm bảo và rất có thể, nguyên liệu đầu vào của bà con ủ nấm đã bị nhiễm bệnh trước đó” - ông Tài chia sẻ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm trên địa bàn chết hàng loạt.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao