Tin nông nghiệp Dấu ấn Lâm Thao ở những vụ mùa bội thu nơi vùng cao

Dấu ấn Lâm Thao ở những vụ mùa bội thu nơi vùng cao

Author Kiều Thiện, publish date Thursday. May 12th, 2016

Dấu ấn Lâm Thao ở những vụ mùa bội thu nơi vùng cao

Đó là lời tâm sự của bà Đỗ Thị Tươi - chủ trang trại cam quýt ở bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, khi đánh giá về chất lượng phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Phân bón Lâm Thao góp phần xóa đói nghèo

Đến với những người dân nằm dưới chân đèo Lũng Lô huyền thoại, thuộc địa phận huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, thấy có nhiều trang trại cây ăn quả đang được đầu tư, phát triển. Anh Nguyễn Duy Khánh - trưởng bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, cho biết: “Vùng đất dưới chân đèo Lũng Lô này vừa là vùng sâu, vùng xa; đất sản xuất lại bạc màu nên nhiều năm qua đời sống của bà con rất khó khăn bởi tất cả đều sống bằng nông nghiệp. Nhiều năm trước, chúng tôi chỉ cấy trồng “chay” – tức là cứ gieo hạt và đợi thu hoạch chứ chẳng bón phân cho cây trồng gì cả”.

Tuy nhiên, theo anh Khanh, từ những năm 1990 trở lại đây, phong trào làm kinh tế trang trại bắt đầu phát triển, cùng với đó là những lớp tập huấn khuyến nông luôn được tổ chức. Câu nói dân gian “Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” giúp những người nông dân ở đây hiểu đúng về giá trị của nó. Bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ: Xưa nay mình chỉ bóc lột đất để sống nên thu nhập năm sau lại thấp hơn năm trước…

Khi những người dân nơi đây bắt đầu hiểu đúng hơn về giá trị của việc bón phân thường xuyên cho cây trồng, cũng là lúc phong trào kinh tế trang trại phát triển và hệ thống cung ứng phân bón của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng lan phủ nhanh chóng. “Chúng tôi đã được tư vấn về các loại phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, lại được xem các mô hình trình diễn sử dụng loại phân bón ấy, thấy rằng hiệu quả kinh tế rất cao. Từ đấy, phân bón Lâm Thao trở thành người bạn của chúng tôi, gắn liền với kết quả xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn này” – ông Nguyễn Văn Sử, Chi hội trưởng nông dân bản Nghĩa Hưng, tâm sự như vậy.

"Khi bón phân Lâm Thao, nếu biết kết hợp với rác, mùn – thứ rất sẵn có trên nương, vườn của nông dân Sơn La, hiệu quả phân bón không chỉ cao mà còn rất bền so với những phân bón khác”.

Ông Ngần Văn Sông

Còn ông Đinh Văn Quân ở bản Vường, xã Tân Lang thì bảo: “Ngày trước dân còn nghèo, hiểu biết lại hạn chế, mà dịch vụ phân bón cũng không thuận lợi như bây giờ nên chúng tôi ít khi dùng phân bón cho cây.

Từ hơn chục năm nay, khi được cán bộ nhà nước, doanh nghiệp hướng dẫn thì ai cũng thấy việc bón phân là cần thiết rồi. Riêng ở xã này đã có tới cả chục đại lý phân bón của Lâm Thao, muốn mua trả chậm cũng được nên hộ nghèo cũng đưa phân bón lên nương, lên ruộng.

Phân bón Lâm Thao chất lượng tốt, không lo bị làm giả nên bà con rất yên tâm. Nhà tôi trồng rau xanh, trồng ngô, lúa, cây ăn quả, tất cả tới mấy ha đều dùng phân bón Lâm Thao đấy. Cái ruộng lúa này, khi chưa bón phân mỗi vụ chỉ cho non 20 bao thóc. Từ khi đầu tư phân bón vào đây, mỗi vụ tôi thu từ 32-35 bao thóc đấy. Thế thì có phải là phân bón biết đẻ ra tiền không”.

“Hiểu đúng về phân bón, hiệu quả sẽ cao”

Bà chủ vườn cam Đỗ Thị Tươi ở bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên bảo, chẳng phải đến bây giờ người dân Mường Thải mới biết đến phân bón Lâm Thao, mà hàng chục năm trở lại đây, người ở đây cũng như nhiều người dân Phù Yên thoát được đói nghèo là nhờ biết bón phân cho cây trồng; trong đó phân bón Lâm Thao chiếm một phần lớn.

“Nông dân Phù Yên từ những năm 90 trở lại đây bị mất hầu hết những vùng đất sản xuất thuận lợi để làm lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Thế là người dân phải chia sẻ nhau quỹ đất ít ỏi, cằn cỗi trên những vùng cao. Đất không đẻ ra đất, vậy nên chỉ còn cách nâng cao năng suất cây trồng và thâm canh tăng vụ, xen vụ. Ngoài lựa chọn giống tốt ra thì việc bón phân là giải pháp duy nhất để giải quyết thu nhập cho bữa ăn hàng ngày và vươn lên làm giàu”.

Nhưng lựa chọn phân bón nào và bón như thế nào thì cũng không đơn giản. Bởi vậy, ngay chính gia đình bà Tươi cũng không ít khi lúng túng bởi sự đa dạng của các mặt hàng phân bón hiện nay cũng như những mời chào, khuyến mãi của các nhà sản xuất phân bón. “Cuối cùng tôi vẫn lựa chọn phân bón Lâm Thao bởi họ là hãng phân bón có uy tín đã lâu trên thị trường và hiện nay họ có nhiều loại sản phẩm cho đa dạng cây trồng cũng như những loại phân bón cho từng thời điểm. Tôi làm cam quýt, mỗi năm lãi cả trăm triệu đồng cũng là nhờ biết bón phân đúng cách, biết lúc nào cây quýt cần có lân, kali hay phân đạm…” – bà Tươi bảo vậy.

Ông Ngần Văn Sông - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Sơn La, cho biết: “Phân bón Lâm Thao là một trong những bạn hàng lớn và lâu năm nhất của công ty chúng tôi. Loại phân bón này chiếm lĩnh được thị trường Sơn La bởi nó có nhiều ưu điểm về giá cả, chủng loại, hệ thống phân phối và phù hợp với nhiều loại chất đất, cây trồng của Sơn La. Hàng năm, cả chục ngàn tấn phân bón các loại của hãng Lâm Thao được cung ứng tới người dân Sơn La  từ gần 100 cửa hàng, đại lý phân bón của chúng tôi trên địa bàn.


Xanh, sạch, tin cậy là ưu tiên số một! Xanh, sạch, tin cậy là ưu tiên số… Người trồng lúa cả nước đang nín thở chờ tín hiệu mới Người trồng lúa cả nước đang nín thở…