Sinh viên/Thực tập Để Nuôi Lươn Thịt Đạt Chất Lượng Cao

Để Nuôi Lươn Thịt Đạt Chất Lượng Cao

Publish date Thursday. January 27th, 2011

Để Nuôi Lươn Thịt Đạt Chất Lượng Cao

Những năm gần đây, nghề nuôi lươn trong ao, bồn đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ). Song trong quá trình nuôi, tỉ lệ lươn chết, hao hụt rất lớn, ảnh hưởng đến năng suất nuôi. Từ thực tế, những hộ nuôi lươn ở Vĩnh Trinh đã rút ra một số kinh nghiệm:

Kỹ thuật nuôi vẫn là yếu tố quyết định đến sản lượng và chất lượng lươn thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Lươn giống hao hụt cao (20-50%), thời gian hao hụt kéo dài 20-50 ngày, thời gian này không cho lươn ăn. Lươn chết trong đất làm ô nhiễm môi trường, hàng ngày phải thay nước rửa đất, có khi phải thay đất mới.

Lươn giống do bắt ở ngoài tự nhiên, từ nhiều nguồn, nên thường bị mồi thuốc, trầy xước lúc bắt và trong quá trình vận chuyển..., khi đem về tuy có xử lý nước muối, có nơi còn cho muối lên mô đất, nhưng lươn vẫn bị chết. Trong khi nguồn lươn giống nhân tạo chưa có, vẫn cần phải tận dụng nguồn lươn giống tự nhiên để nuôi.

Vì vậy, khi lươn giống mới đem về không nên cho vào bồn có mô đất nuôi ngày mà phải nuôi trong các xô nhựa, lu, khạp có đáy láng, mật độ 200-300 con/m2, có treo dây nilon để lươn dựa thở khí trời.

Hàng ngày sau khi cho lươn ăn, nhặt những con lươn chết, thay nước mới vào. Sau 20-30 ngày lươn phát triển ổn định, mới chọn những con khoẻ thả nuôi ao, bồn đất. Làm như vậy, sẽ giảm số lươn chết, giảm chi phí và đạt hiệu quả cao. Lưu ý là, lươn chết một phần còn do không cho ăn kéo dài khi nuôi có mô đất.

Việc nuôi dưỡng giống lươn không có mô đất sẽ dễ kiểm tra được tình trạng lươn hàng ngày và điều chỉnh thức ăn, đồng thời cho chúng ăn kịp thời sẽ giảm được tỷ lệ lươn chết.

Thức ăn của lươn có thể là ruột ốc bươu vàng xay nhuyễn lẫn với thức ăn viên của cá, có thêm Premit, Vitamin C cho vào sàn để lươn ăn. Ban đầu cho ăn 3-4kg thức ăn/ngày, khi lươn phát triển ổn định cho ăn 10kg/ngày/bồn. Lươn ăn mạnh nhất vào chiều tối.

Bồn nuôi lươn có mô đất phải cao hơn mặt nước 0,3-0,5m, nước trong bồn sâu 0,3-0,4m. Bố trí các mô đất nằm rải để lươn trú ngụ, một phần dễ bắt lươn chết khi xả nước rửa mô đất. Nếu mô đất bị sụp do lươn đào hang cũng bị thất mùa lươn. Lươn giống nên nuôi dưỡng riêng. Khi lươn khoẻ mới nuôi ở bồn đất.

Các mô đất nên làm ở một phía đầu ao (phần cao hơn) để khi lươn phát triển mạnh đất sẽ không bị sụp ảnh hưởng đến đời sống bình thường của lươn, có thể nuôi trùn trong mô đất để tạo thêm thức ăn tại chỗ cho lươn. Phía đầu ao còn lại (thấp hơn) dành cho lươn ăn, dễ thay nước, làm vệ sinh.

Hàng ngày, sáng lấy sàng thức ăn ra khỏi bồn, loại bỏ thức ăn dư làm ô nhiễm nước nuôi. Tốt nhất chỗ nuôi lươn nên có điện và nguồn nước sạch để thay nước hàng ngày. Có thể thay nước khi nước trong bồn có hiện tượng dơ bẩn, để tránh lươn chết, ổn định môi trường sống cho lươn.


Một Số Phương Pháp Nuôi Lươn Đồng Một Số Phương Pháp Nuôi Lươn Đồng Nuôi Lươn Hiệu Quả Cao Nuôi Lươn Hiệu Quả Cao