Mô hình kinh tế Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân

Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân

Publish date Friday. February 24th, 2012

Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân

Nếu so với tổng diện tích lúa ĐX toàn vùng (hơn 1,5 triệu ha) đã xuống giống thì diện tích sâu bệnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên đồng ruộng cũng không đáng lo ngại.

Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV nhận định, nhìn chung vụ ĐX an toàn về sâu bệnh, nông dân giảm được chi phí đáng kể về thuốc BVTV. Phần lớn diện tích lúa đang trong giai sinh trưởng mạ, đẻ nhánh, làm đòng trổ… Để đảm bảo lúa trúng mùa, năng suất cao ngành BVTV khuyến cáo nông dân tiếp tục thường xuyên thăm đồng, đề phòng dịch hại.
Theo TS Lương Minh Châu, Bộ môn Côn trùng, Viện lúa ĐBSCL, dự báo tuần tới rầy nâu tiếp tục nở, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trổ có thể có mật số cao cục bộ. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát đồng ruộng và thông tin, khuyến cáo nhanh, cụ thể vùng có mật số rầy nâu cao, rầy tuổi 2- 3 để phun thuốc trừ rầy kịp thời bằng các loại thuốc chống lột xác. Nông dân không nên phun ngừa thuốc trừ sâu rầy. Đặc biệt là đối với sâu cuốn lá nhỏ và sâu keo, trên những ruộng xuất hiện sâu keo không nên để ruộng khô nước.
Để phòng chống rầy nâu hại lúa có hiệu quả, cần áp dụng một số biện pháp như: Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20- 30 ngày, không để vụ lúa chét; Sử dụng giống lúa chống chịu rầy nâu, lúa giống có chất lượng tốt; Hạn chế mật độ hạt giống xuống còn 80- 100 kg/ha; Gieo sạ đồng loạt né rầy...


Bán Đảo Cà Mau: Thủy Lợi Đói Vốn Bán Đảo Cà Mau: Thủy Lợi Đói Vốn Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ? Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?