Dịch tiêu chảy cấp trên heo - Những điều cần biết - Phần 1
Dịch tiêu chảy cấp theo nhận định của nhiều chuyên gia có thể là do bệnh Tiêu chảy thành dịch trên heo (Porcine Epidemic Diarrhoea, viết tắt là PED) hoặc do bệnh Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Transmissible GastroEnteritis, viết tắt là TGE) gây ra.
Tác nhân của 2 bệnh này tuy là 2 loại virus khác nhau nhưng đều cùng thuộc nhóm Coronavirus.
Bệnh PED và TGE rất giống nhau về dấu hiệu bệnh, phương pháp phòng trị và kiểm soát, vì thế bài viết trình bày chung cho cả 2 bệnh.
Năm 2010 bệnh vẫn tiếp tục xảy ra ở một số trại, thậm chí tái phát ở những trại đã từng xày ra dịch trong năm 2009.
Nguyên nhân là do bà con chăn nuôi chưa áp dụng đầy đủ các giải pháp phòng chống 2 bệnh nói trên.
Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến bà con những vấn đề cơ bản nhất để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch tiêu chảy cấp gây ra.
1. Dấu hiệu nhận biết dịch bệnh:
Khác với tiêu chảy do vi khuẩn (E.
coli, Clostridium...) xảy ra trên một số ít heo trong bầy, 1 số ít bầy trong toàn đàn, thời gian xuất hiện bệnh chậm, có thể điều trị khỏi khi can thiệp bằng kháng sinh...
Dịch tiêu chảy cấp xuất hiện rất nhanh (2 - 3 ngày đến 1 – 2 tuần), trên toàn đàn, kể cả heo nái (Hình 1, 2), không điều trị được bằng kháng sinh.
Heo mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng nhạy cảm nhất là heo sơ sinh với tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100 %.
Heo con theo mẹ bị bệnh sẽ bỏ ăn, ói, tiêu chảy (rất lỏng, hơi vàng, mùi hôi, sữa không tiêu hóa) và heo nằm thành đống, mình heo dính phân bê bết (Hình 4).
Heo con theo mẹ chết rất nhanh do mất nước, mất chất điện giải, heo bị lạnh...
Heo 3 tuần trở đi, heo cai sữa...
nếu có biện pháp hỗ trợ sẽ vượt qua bệnh và tỷ lệ chết không đáng kể.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao