Nuôi thỏ Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Author NCN, publish date Saturday. March 19th, 2016

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

1. Nguyên nhân:

Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với các bệnh đường hô hấp.

Trong niêm mạc đường khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella và Bordetella tiềm sinh.

Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút (do môi trường ngoại cảnh tác động như gió lùa, thay đổi thời tiết đột ngột, dinh dưỡng kém hoặc viêm mũi kéo dài...) thì vi trùng này sẽ tấn công và gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như: viêm phổi, viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não...

Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp do hít thở phải vi trùng ô nhiễm trong phân, bụi không khí. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi của thỏ.

2.Triệu chứng:

Thường thấy nhất là bị sổ mũi, con vật hắt hơi, chảy nước mũi có bọt sau đó có lẫn dịch nhờn bít kín lỗ mũi làm thú thở khò khè.

Sau đó thể chuyển sang bệnh viêm phế quản và phổi. Thỏ bỏ ăn, sốt cao 41 – 42 độ C, khó thở, gầy yếu nhanh rồi chết.

Bệnh ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ chết đột ngột, chết nhiều trong thời gian ngắn mà không kịp thấy triệu chứng. Nếu bệnh trở thành thể mãn tính và mang trùng thì đó là các ổ bệnh rất nguy hiểm.

Bệnh hô hấp ở thỏ

3. Phòng bệnh:

Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp nên phải đề phòng bằng cách nuôi dưỡng chăm sóc tốt, bảo quản thỏ trong môi trường hợp vệ sinh, không nên nhốt thỏ trên chuồng gà, chuồng heo, vừa ngột ngạt, vừa có nguy cơ lây lan mầm bệnh từ vật nuôi khác sang thỏ.

Định kỳ sát trùng chuồng trại 10 ngày/lần. Khi thời tiết thay đổi, hoà kháng sinh vào nước cho thỏ uống trong 3 ngày liên tiếp.

4. Điều trị:

- Kháng sinh: genta-tylo, enrofloxacin 5%, pendistrep, amoxycillin: tiêm dưới da 3 ngày liên tục. Liều lượng 1cc/5kg thể trọng.

- Bổ sung B-complex: 3 – 5cc/con.


Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ Một số điểm cần lưu ý trong chăn… Kỹ thuật chọn giống và quản lý giống thỏ Kỹ thuật chọn giống và quản lý giống…