Tin thủy sản Doanh nghiệp cá tra hưởng lợi lớn tại thị trường Mỹ

Doanh nghiệp cá tra hưởng lợi lớn tại thị trường Mỹ

Author Ngọc Anh, publish date Wednesday. December 5th, 2018

Doanh nghiệp cá tra hưởng lợi lớn tại thị trường Mỹ

Cùng với việc Mỹ công nhận cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang nước này và Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều nhận định cho rằng, đây là cơ hội của cá tra Việt Nam.

Cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc là ba thị trường đủ điều kiện xuất khẩu cá tra sang Mỹ; tuy nhiên, trong gói đánh thuế mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 10% lên sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được dự báo sẽ kéo dài thì đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giành nốt thị phần nhỏ còn lại tại nước Mỹ.

Là công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu tại Việt Nam, Công ty CP Vĩnh Hoàn được đánh giá là hưởng lợi lớn từ “căng thẳng” Mỹ - Trung. Xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang cả 2 thị trường này đều tăng mạnh. Vĩnh Hoàn và Hùng Vương thậm chí còn được hưởng lợi lớn hơn bởi nằm trong số ít các doanh nghiệp hưởng thuế chống bán phá giá bằng 0. Nếu kết quả cuối cùng của POR14 (có hiệu lực từ tháng 4/2019) không có gì thay đổi, Hùng Vương và Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục có thêm nhiều lợi thế trong năm 2019.

Báo cáo tài chính quý III/2018 của Vĩnh Hoàn cho thấy, doanh nghiệp đạt doanh thu 2.527 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, giá vốn sau 1 năm không thay đổi, khiến lãi gộp của Vĩnh Hoàn đạt 754 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so cùng kỳ năm 2017. Lãi sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm nay đạt hơn 1.000 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so cùng kỳ năm trước và vượt khoảng 70% kế hoạch đặt ra cho năm 2018.

Cho đến thời điểm này IDI là một trong số rất ít các doanh nghiệp duy trì được vùng nuôi liên kết. 10 năm đồng hành cùng với quá trình hình thành và phát triển của IDI, mô hình này đã cung cấp gần 80% sản lượng nguyên liệu cho 2 nhà máy sản xuất ổn định. Chủ động được nguồn nguyên liệu, IDI không chỉ tạo được một nền tảng rất vững chắc để trữ hàng, sẵn sàng cung cấp nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn và kịp thời cho các đối tác chiến lược. Mặt khác, duy trì được vùng nuôi liên kết cũng đồng nghĩa với việc công ty nuôi dưỡng mối hợp tác tốt đẹp với hộ nuôi và nhận được sự hậu thuẫn to lớn từ nông dân. Đi đôi với duy trì mô hình nuôi liên kết, IDI đang khẩn trương thực hiện đầu tư mới vùng nuôi Organic chủ động. Đây là lộ trình tất yếu và hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay mà IDI đã dự đoán. Chiến lược sắp tới, sản phẩm fillet của IDI sẽ được xây dựng trở thành thương hiệu mang tầm quốc tế có chất lượng cao, không chất cấm, đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm để chinh phục thị trường toàn cầu. Do vậy, bên cạnh củng cố và phát triển các thị trường hiện tại, I.D.I Fish tiếp tục “cọ xát” với các thị trường mới như Ấn Độ, Indonesia hay Nhật Bản.


Các tiêu chuẩn an toàn sinh học cần thiết cho thức ăn nuôi tôm, thực hành cho ăn Các tiêu chuẩn an toàn sinh học cần… Mã vạch, trình tự axit nucleic là nguồn hữu ích cho nuôi trồng thủy sản Mã vạch, trình tự axit nucleic là nguồn…