Doanh nghiệp loay hoay trong trận đồ nông nghiệp
Ngày 8.9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NNPTNT và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Phát huy vai trò của Doanh nghiệp trong nông thôn mới với chủ đề: “Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Doanh nghiệp chưa mặn mà
Bộ sẽ tham mưu đề xuất xây dựng khung chính sách với các cấp độ khác nhau để thúc đẩy sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp.
Cần tập trung vào 3 nội dung: Thứ nhất, khai thác lợi thế của 10 sản phẩm, doanh nghiệp có tính thương hiệu quốc gia.
Thứ hai, tập trung vào những sản phẩm có tính chủ lực của địa phương như vải thiều Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên.
Thứ ba, tập trung vào những sản phẩm mang tính đặc sản của từng tiểu vùng theo mô hình OVOP (mỗi làng một sản phẩm) ở Quảng Ninh, mới thực hiện 3 năm nhưng đã có 100 doanh nghiệp, hơn 100 HTX có hơn 238 sản phẩm có thương hiệu”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNN Nguyễn Xuân Cường
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, nông nghiệp Việt Nam hiện đang đối mặt với những vấn đề kinh tế nan giải, đó là giá trị gia tăng thấp, an toàn thực phẩm không đảm bảo và khả năng sinh lời thấp của sản xuất nông hộ quy mô nhỏ.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu dựa trên quy mô sản xuất gia đình nhỏ lẻ, manh mún; doanh nghiệp, hợp tác xã chậm phát triển; sản xuất kinh doanh nông nghiệp thiếu liên kết.
Nông nghiệp 6 tháng đầu năm không tăng mà thậm chí còn giảm 0,6% trên tổng GDP.
Theo ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ nhỏ và tốc độ phát triển rất chậm, năm 2014 chỉ chiếm dưới 1% các doanh nghiệp được điều tra.
Trong khi đó, cơ cấu của các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đến trên 96%.
Vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, gồm cả đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ ở mức khiêm tốn hơn 30.000 tỷ đồng năm 2014.
Tổng vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng hơn 5% tổng đầu tư cả nước, trong khi nông nghiệp vẫn đóng góp 17,7% GDP cả nước năm 2014.
Đụng đâu cũng khó
Đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhưng khi cả địa phương và doanh nghiệp đi vào triển khai dự án mới thấy như gặp phải “ma hồn trận”, vướng trăm bề, trong đó vướng nhất là đất đai, vốn và quy hoạch.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Kon Tum cho biết: “Địa phương chúng tôi đang loay hoay để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp.
Từ năm 2014, tập trung vào các nhóm ngành chủ lực lớn như cà phê, chăn nuôi đại gia súc lớn, cao su, cà phê, đặc biệt là bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh (hiện nay đã có 300ha sâm Ngọc Linh).
Đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết gia tăng các giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp triển khai nông nghiệp công nghệ cao.
Nhưng vướng mắc chủ yếu của chúng tôi là đất đai và số hộ sản xuất đều ở quy mô nhỏ.
Đất làm nông nghiệp chủ yếu là đất rừng, tuy nhiên quá trình triển khai thu hút vào nông nghiệp cần diện tích đất tương đối lớn, nhất là chăn nuôi gia súc”.
Ông Hùng cũng chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã đóng cửa rừng trên 20 năm.
Tuy nhiên, với những diện tích rừng nghèo, kiệt cần được chuyển đổi để phát triển sản xuất.
Để không cũng không mang lại lợi ích gì cho người dân.
Nhiều dự án đầu tư rất khả thi nhưng do vướng mắc vấn đề đất đai nên làm ảnh hưởng tới uy tín và làm doanh nghiệp nản lòng.
Thêm nữa nguồn lực bố trí vẫn chưa đủ.
Địa phương đã làm rất nhiều, nhưng lúc thực hiện lại không có nguồn lực.
Chủ trương của nhà nước là miễn thuế vật tư nhập khẩu cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn bị áp thuế 5%, chưa được hưởng ưu đãi nào.
Khi doanh nghiệp chưa đồng ý nộp vì muốn “đòi quyền lợi”, ngành thuế lập tức “bêu tên” nợ thuế, khiến uy tín của doanh nghiệp bị tổn hại.
Ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Lam Sơn cho hay: “Công ty Mía đường Lam Sơn có sự liên kết 4 nhà từ những thập niên 80, Liên kết với các nhà kinh tế để lập ra một quỹ bảo hiểm cho nông dân gặp rủi ro.
Những năm 1990, chúng tôi cũng đã xây dựng được Hiệp hội Mía đường Lam Sơn cùng sự liên kết với các doanh nghiệp, ngân hàng, nhà khoa học cho đến ngày hôm nay.
Đáng tiếc, mô hình này vẫn độc nhất vô nhị chưa triển khai được”.
TS Võ Trí Thành - Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương nêu giải pháp: “Hiện nay chỉ có rất ít doanh nghiệp làm nông nghiệp vì sản xuất nông nghiệp rủi ro cao, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, độ co dãn của tiêu dùng nông sản lại rất nhỏ.
Bảo hiểm về nông nghiệp đã triển khai nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Thực hiện theo mô hình liên kết, các doanh nghiệp trong chuỗi lại không hợp tác với nhau.
Hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa bền chặt.
Muốn giải quyết được những khó khăn này, cần thay đổi cách thức hỗ trợ của nhà nước.
Chủ yếu là tạo môi trường chung, chỉ đầu tư vốn vào những lĩnh vực có tính lan toả cao như kết cấu hạ tầng, công nghệ...
Còn doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ trực tiếp trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro”.
Ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Lam Sơn: Nên hỗ trợ đầu tư có thu hồi
Nhiều người thắc mắc vì sao mô hình tốt thế này mà không nhân ra được, chúng tôi cũng khó trả lời, vì điều đó thuộc phạm vi của nhà nước, các ngành và địa phương.
Theo tôi là do chưa đặt đúng vị trí của doanh nghiệp.
Những cái doanh nghiệp cần được hỗ trợ của nhà nước lại chưa được đề cập đến.
Chẳng hạn, đổi mới phương thức sản xuất, công nghệ sản xuất rất cần có bàn tay của nhà nước.
Doanh nghiệp chúng tôi cứ phải loay hoay hỗ trợ từng ly, từng tí một cho nông dân.
Bà Thái Hương - Chủ tịch TH true MILK: Xây dựng nhóm sản phẩm chủ lực
Cần lập nhóm tham vấn chính sách của các nền phát nông nghiệp phát triển vượt bậc, để cùng quy hoạch nền nông nghiệp Việt Nam.
Sản phẩm ra đời rồi phải sống với thời gian, với thị trường, theo đúng định nghĩa thể chế hinh tế thị trường hoàn chỉnh.
Định vị rõ ràng kinh tế thị trường, không có nhập nhằng, minh bạch thị trường nhất là đối với sản phẩm sữa.
Cần có nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh và sòng phẳng.
Khi có sản phẩm trụ cột, doanh nghiệp sẽ tự xây dựng thương hiệu.
Dùng chính sách trụ cột dành cho doanh nghiệp để họ vực nông dân lên.
Ví dụ, nông dân không thể chăn nuôi nhỏ lẻ vài con bò, nhưng khi doanh nghiệp vào cuộc, đầu tư quy mô lớn, nông dân sẽ bắt buộc phải nâng cao phương thức sản xuất.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao