Tin thủy sản Đối mặt với mối nguy sinh học, hóa học khi nuôi trồng thủy sản

Đối mặt với mối nguy sinh học, hóa học khi nuôi trồng thủy sản

Author Hà Tử, publish date Wednesday. April 29th, 2020

Đối mặt với mối nguy sinh học, hóa học khi nuôi trồng thủy sản

Mọi mô hình nuôi trồng thủy sản đều ẩn chứa mối nguy hiểm về an toàn sức khỏe người lao động và rủi ro độc hại đối với người tiêu dùng.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản ẩn chứa nhiều rủi ro.

Rất xa xưa, từ thời Roma cổ đại, người ta đã bắt đầu nuôi thủy sản ở những thủy vực nhỏ và tất nhiên là những thủy vực này rất sơ sài và chưa được áp dụng bất kỳ kỹ thuật nào. Nhưng kể từ năm 1960, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên một cách đáng kể do điều kiện nuôi đã được cải thiện. Chẳng hạn như quan tâm đến chất lượng nước nhiều hơn, kiểm soát dịch bệnh, dinh dưỡng, nguồn giống và sự phát triển vượt bậc của các công nghệ lai tạo, chọn lọc và ứng dụng của sinh học phân tử, di truyền.

Sản xuất cá đã tăng gấp đôi từ 1987 đến 1997 với tỷ lệ 9% mỗi năm và nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành công nghiệp chính cung cấp khoảng 43% nguồn hải sản cho người tiêu dùng. Một số lợi ích của việc sử dụng cá nuôi so với cá ngoài tự nhiên là cung cấp một nguồn acid béo bão hòa và có chi phí thấp, có thể tăng cường tim mạch và sức khỏe con người. Một số nghiên cứu về ngành nuôi trồng thủy sản trước đây đa số đều tập trung vào dịch bệnh và các vấn đề nhiễm trùng của vật nuôi mà ích quan tâm đến môi trường, độc tố và sức khỏe của chúng.

Mọi mô hình nuôi trồng thủy sản đều ẩn chứa mối nguy hiểm

Các mô hình nuôi thủy sản cũng giống như nhiều ngành công nghiệp khác, cũng có nhiều mối nguy hiểm, không an toàn với sức khỏe người lao động, với môi trường nuôi và rủi ro đến sức khỏe vật nuôi. Các tai nạn lao động trong nuôi trồng thủy sản có thể liên quan đến việc sử dụng các loại máy móc thiết bị, hay điện giật. Ngoài ra còn các mối nguy hiểm khác như chết đuối, chấn thương quá trình vận chuyển, tiếp xúc lâu dài trong môi trường ánh sáng mặt trời, gió, lạnh. Theo thống kê năm 2005 ở Mỹ, tỷ lệ tai nạn lao động trong nuôi trồng thủy sản là 6.8%, so sánh đối với ngành nông nghiệp là 5.3% và ngành chăn nuôi là 7.8%

Tai nạn điện giật luôn là nỗi lo trong các khu vực nuôi thủy sản.

Phơi nhiễm chất hóa học hay sinh học là mối nguy hại lớn đối với công nhân nuôi trồng thủy sản. H2S xuất hiện trong điều kiện yếm khí ở đáy ao, ở nồng độ cao có thể gây tổn thương đến não, thậm chí là bất tỉnh và làm hệ hô hấp hoạt động kém. Thông tin trên bao bì hóa chất sử dụng thường chỉ gồm tên các thành phần chứ không đề cập đến việc kết hợp nhiều loại có thể gây độc hại, nhưng điều đó lại rất phổ biến. Những sản phẩm phụ này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó những mối nguy hại khi tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh trong quá trình ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm cũng có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh lý nặng cho người tiếp xúc. Công nhân trong nhà máy chế biến cá rô phi dễ bị nhiễm Streptococcus iniae làm hại sức khỏe.

Kháng sinh, chất cấm cũng là mối nguy cấp bách cần được giải quyết ở thời điểm hiện tại. Những chất này có khả năng duy trì sức khỏe của cá nuôi trong thời gian ngắn, tuy nhiên đến một giai đoạn nào đó, kháng sinh có thể gây ung thư và đặc biệt là vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Tuy có các quy định về việc hạn chế sử dụng kháng sinh nhưng có lẽ chưa đủ để ngăn chặn hành vi của người nuôi. Thuốc diệt cỏ sử dụng để kiểm soát cỏ dại, tảo nở hoa và các sinh vật gây hại tuy nhiên những sự cố bất ngờ có thể quay ngược lại gây hại cho môi trường và hệ sinh thái.

Một số chất độc hại ở cá nuôi lại được báo cáo là nhiều hơn so với cá ngoài tự nhiên có thể kể đến thuốc trừ sâu, thủy ngân. Những chất này tích lũy nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đặc biệt là phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Nguồn gốc của những chất này được xác định là do mức độ cho ăn và sự nhiễm độc trong mô cá hay do vị trí nuôi không phù hợp, ở các địa điểm có tính chất ô nhiễm cao.

Tác động tích cực của nuôi trồng thủy sản

Nói đi cũng phải nói lại, nuôi trồng thủy sản cũng có một số tác động tích cực đến môi trường, giảm sự phụ thuộc vào các loài hải sản tự nhiên, ngoài ra còn bảo tồn di truyền của những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ở các phương diện khác nuôi trồng thủy sản cũng được xem như một phương pháp chuyển đổi chất thải nông nghiệp, tạo nguồn phân bón, cải thiện đất khi trồng trọt từ bùn ao và cung cấp một nguồn cá giàu protein cho con người.

Cơ cá là nguồn acid béo PUFA dồi dào, đặc biệt là omega 3 và omega 6. Những nguồn dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ phát bệnh tim ở người. Các thành phần có lợi này có thể tăng lên thông qua chế độ ăn uống. Do đó, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người lớn tuổi nên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần. Thức ăn cho cá bao gồm đậu nành, hạt cải dầu, lúa mì, nhờ vậy hàm lượng khoáng chất, vitamin cũng cao hơn là khi cá sống ở thủy vực tự nhiên.

Cá là lựa chọn được ưu ái khi nhắc đến nguồn protein tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, lợi ích ngành nuôi trồng thủy sản mang lại cho thấy một sự phát triển đáng kỳ vọng trong tương lai. Có thể kể đến việc cung cấp acid béo omega 3, omega 6 có lợi cho tim mạch và sức khỏe, hơn nữa tính ra chi phí còn thấp hơn so với cá ngoài tự nhiên. Tuy vậy nuôi trồng thủy sản cũng được chứng minh là gây ra những suy thoái và các môi đe dọa lớn cho môi trường và an toàn lao động cho công nhân. Các chương trình hỗ trợ nhân công trong ngành cần phải được thực hiên tốt hơn và mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Việc tích lũy chất độc sinh học trong cơ thể cá thông qua việc cho ăn có thể được làm giảm bằng cách phân tích và thay đổi thành phần thức ăn. Sự tăng trưởng và đa dạng hóa ngành nuôi trồng thủy sản như hiện tại đòi hỏi tăng liên tục các chính sách của chính phủ. Điều này sẽ cung cấp sự đồng nhất cần thiết cho thị trường thủy sản trên toàn cầu, đảm bảo nhập và xuất khẩu an toàn các sản phẩm thủy sản. Vì nuôi trồng thủy sản cung cấp nhiều lợi ích như vậy nên chúng ta hiện tại phải cố gắng giữ gìn môi trường và tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe của hàng triệu người dân trên toàn cầu.


Nuôi tôm thẻ an toàn, giảm chi phí vượt qua Covid-19 Nuôi tôm thẻ an toàn, giảm chi phí… Một số bệnh do ký sinh trùng đơn bào trên cá mặt quỷ Một số bệnh do ký sinh trùng đơn…