Mô hình kinh tế Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch

Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch

Publish date Tuesday. October 7th, 2014

Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch

Là một trong những xã vùng 3 của huyện Vị Xuyên, Kim Thạch còn đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.

Là xã thuần nông, Đảng bộ xã xác định trong sản xuất nông nghiệp, việc gieo cấy các loại cây trồng đúng thời vụ là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất. Chính vì thế, Đảng bộ đã chỉ đạo UBND xã cùng các đoàn thể của xã, chi bộ các thôn và cán bộ, đảng viên tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ và chăm sóc tốt cho từng loại cây trồng.

Để tăng hiệu quả sử dụng đất, dựa trên điều kiện thực tế của xã, hiện xã đã quy hoạch được 40 ha diện tích để trồng cây vụ Đông, trong đó cây trồng chủ yếu là cây ngô nếp, ngoài ra là các loại cây rau, đậu phù hợp.

Theo chủ trương của huyện, mỗi xã chọn một loại con để nuôi căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng, truyền thống, do vậy xã chọn phát triển con dê là vật nuôi mũi nhọn. Đến nay, đàn dê đã tăng hơn 500 con.

Về lâu dài, khi đàn dê phát triển bền vững, xã tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, xã trích một phần ngân sách (20 ngàn đồng/con) tập trung khống chế dịch bệnh. Do giống dê đang bị thoái hóa nên tập trung cải tạo, dùng nguồn ngân sách của xã hỗ trợ mỗi năm 4 hộ tìm dê giống tốt và được hỗ trợ 50%, thực hiện trong 2 năm.

Trên cơ sở đó, xã chỉ đạo các đoàn thể phối hợp với các đơn vị, các ngành đầu tư phát triển đàn dê; tiếp tục hoàn chỉnh đề án và đề nghị huyện hỗ trợ nguồn kinh phí để phát triển đàn dê.

Bên cạnh đó, xã cũng tập trung phát triển đàn gia cầm, thực hiện mô hình chăn nuôi gà mái đẻ quy mô hộ (từ 20 con trở lên), trong đó xã hỗ trợ vác xin tiêm phòng định kỳ; tập trung hỗ trợ giống cỏ (các hộ nghèo và cận nghèo trồng khoảng 12 ha); hỗ trợ cho các nhóm hộ mua máy nông nghiệp (máy bơm, máy tuốt, máy gặt tay); làm chuồng gia súc; hỗ trợ xóa nhà tạm, vận động nhân dân giúp đỡ bằng công lao động; vận động nhân dân trồng rừng theo dự án 661.

Một thế mạnh nữa của xã đó là nuôi trồng thủy sản (con giống và kỹ thuật do người dân tự đảm bảo), lâu nay các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản đã chiếm được uy tín, thị phần khá lớn tại địa bàn thành phố Hà Giang... Hiện nay trên địa bàn xã còn 89/512 hộ nghèo = 17,38%, giảm so với năm 2013; cận nghèo còn 115 hộ.

Tuy nhiên trong thời gian tới vẫn cần xóa đói, giảm nghèo trong cả tư tưởng của người dân chứ không đơn thuần xóa đói, giảm nghèo bằng vật chất. Hiện nay Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ hộ nghèo nên sinh ra tư tưởng trông trờ vào Nhà nước. Xã đã điều tra, đánh giá thực tế từng hộ theo quy định, từ đó vận động những hộ đủ điều kiện thoát nghèo.

Trong công tác Đảng, tổng số 262 đảng viên, sinh hoạt ở 13 chi bộ, trong đó có 8 chi bộ thôn bản. Các chi bộ hoạt động nề nếp, vai trò của các chi bộ được nâng lên rõ rệt, hoạt động của các chi bộ có chuyển biến rõ nét trong năm 2014. Đầu tháng sinh hoạt đúng định kỳ, phân công cấp ủy xã dự họp với các thôn triển khai các chủ trương trong tháng. Các chi bộ Khối cơ quan duy trì vào cuối tháng.

Thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đảng viên. Tổ chức ký cam kết với các chi bộ và đảng viên thực hiện đúng thời vụ và chăm sóc tốt các loại cây trồng, vận động các hộ quần chúng thực hiện theo từ đó nâng cao vai trò của đảng viên ở cơ sở. Căn cứ vào kế hoạch của UBND xã về khung thời vụ, UBKT sẽ đến kiểm tra thực tế tại các thôn xản xuất...

Với sự năng động của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã thời gian qua, Kim Thạch đang đổi thay từng giờ, phấn đấu vươn lên vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững.


Nhiều Cái Khó Ở HTX Nông Nghiệp Nhiều Cái Khó Ở HTX Nông Nghiệp Quang Minh Mùa Lúa Chín Quang Minh Mùa Lúa Chín