Mô hình kinh tế Đưa khoa học - công nghệ vào nuôi trồng thủy sản cần triển khai đến khắp các vùng nuôi

Đưa khoa học - công nghệ vào nuôi trồng thủy sản cần triển khai đến khắp các vùng nuôi

Publish date Wednesday. September 23rd, 2015

Đưa khoa học - công nghệ vào nuôi trồng thủy sản cần triển khai đến khắp các vùng nuôi

Thu hoạch cá bớp nuôi lồng bè ở sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu)

Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi và Quản lý giống, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT) cho biết, thời gian qua, trước tình hình thời tiết và môi trường ngày càng có nhiều biến động bất lợi cho người dân NTTS nên việc áp dụng và ứng dụng công nghệ, các nghiên cứu khoa học vào nuôi trồng nhằm tăng năng xuất, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh là điều cần được triển khai nhanh, rộng.

UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phát triển NTTS với chiến lược, kế hoạch và mục tiêu cụ thể.

Trong đó điển hình như công nghệ NTTS theo phương pháp Biofloc với mục đích nhờ hoạt động của vi khuẩn có sẵn trong ao nuôi chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất thải hữu cơ thành nguồn protein của vật nuôi.

Phương pháp này đã được triển khai tại một số hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc cho hiệu quả cao.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh đã xây dựng mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Biofloc” tại hộ ông Nguyễn Ngọc Khiên, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) với quy mô 3.000m2, mật độ nuôi 90 con/m2.

Theo đánh giá, nuôi theo công nghệ này tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 95 con/kg.

Ngoài công nghệ nuôi Biofloc, thời gian qua, ngành thủy sản tỉnh còn triển khai phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học ủ, lên men vi sinh và sử dụng sản phẩm để tránh nguy cơ lây lan phát tán dịch bệnh nguy hiểm.

“Việc áp dụng công nghệ vào NTTS giúp giảm chi phí cho vụ nuôi, giảm và tiến tới hạn chế tối đa sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường, ngăn ngừa triệt để việc lưu lại các dư lượng kháng sinh trên sản phẩm động vật thủy sản.

Những phương pháp nuôi này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp mà còn thân thiện với môi trường” - ông Nguyễn Hữu Thi cho biết thêm.

Toàn tỉnh hiện có 3.418 hộ nuôi trồng thủy sản trên diện tích 6.331ha, trong đó hơn 2.000ha nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, chủng loài nuôi khá phong phú và đa dạng như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá mú, cá chẽm ở vùng nước mặn, lợ và cá lóc, cá rô phi đơn tính, ba ba… ở vùng nước ngọt.

Nhiều đối tượng có giá trị được nuôi và phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, đạt hiệu quả cao như: Nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, nuôi ngọc trai tại vịnh Côn Sơn và nuôi tôm chân trắng bằng công nghệ sinh học.

Trong các năm qua, ngành nông nghiệp đã xây dựng và ứng dụng hơn 30 mô hình nuôi đạt hiệu quả cao như: nuôi cá chẽm, tôm sú, cá rô đồng, cá thác lác...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, việc ứng dụng KH-CN vào NTTS ở BR-VT còn nhiều hạn chế, chưa đúng tầm và đang bỏ qua các cơ hội phát triển do chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của địa phương.

Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu nguồn giống thủy sản chất lượng là nguyên nhân khiến cho việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới trong NTTS chưa thật sự hiệu quả...

Theo ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh, việc đầu tư sản xuất giống thủy sản đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn.

Trong khi đó, đa phần các trại giống trên địa bàn có quy mô sản xuất nhỏ, lẻ nên chất lượng con giống không cao hoặc không có khả năng sản xuất nên người nuôi phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nuôi tôm theo hướng tự phát với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao của một số hộ nuôi đã kéo theo sự bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm...

Diện tích nuôi thâm canh chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với các loại hình nuôi khác, và có tỷ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích của địa phương, trong khi đó, diện tích nuôi bán công nghiệp, quảng canh cải tiến chiếm tỷ lệ khá lớn cũng khiến cho việc nuôi trồng thủy sản chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Để áp dụng KH-CN vào NTTS bền vững, ngoài việc đầu tư đồng bộ vốn, cơ sở hạ tầng, ông Nguyễn Kim Trường, Phó Giám đốc Sở KH-CN cho rằng, ngành thủy sản cần tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích nông dân đẩy mạnh đầu tư các hệ thống tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng một loài thủy sản, như cá, tôm;

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bằng việc sử dụng các chất kích dục tố như hybophis, IUHCG…

Đồng thời, tổ chức tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tôm giống của nước ngoài, sản xuất tôm giống bố - mẹ nhằm chủ động cung cấp tôm giống cho thị trường...


Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm sú Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm… Để nuôi trồng thủy sản phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh Để nuôi trồng thủy sản phát triển xứng…