Tôm thẻ chân trắng Dùng lá sắn (khoai mì) làm thức ăn cho cá

Dùng lá sắn (khoai mì) làm thức ăn cho cá

Publish date Tuesday. July 7th, 2015

Dùng lá sắn (khoai mì) làm thức ăn cho cá

Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia). Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift.

Bột lá sắn tươi được phơi khô trong 2-3 ngày rồi xay nhỏ với kích thước khoảng 0,5-1mm, bảo quản nơi khô thoáng, sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng. Sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76-90%. Trong nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ thâm canh ngoài yêu cầu cao về trình độ quản lý và chăm sóc thì nguồn chi phí thức ăn chiếm đến 50% sản phẩm trong đó chi phí prôtêin là cao nhất. Trong thức ăn thuỷ sản từ trước tới nay nguồn cung cấp prôtêin là bột cá, nhưng giá thành lại quá đắt. Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị prôtêin thô chiếm 21%, chất béo 5,5%, xơ thô 21%. TS. Mạc Như Bình (Trường Đại học Nông lâm Huế) cho biết:

Qua quá trình phân tích thành phần dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ trong lá sắn cao, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của cá nên cần nghiên cứu thêm để có phương pháp chế biến hợp lý. Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng lá sắn làm thức ăn cho cá chưa được quan tâm nhiều, vì vậy cần có những nghiên cứu hoàn chỉnh hơn để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có này.

Tags: dung la san lam thuc an cho ca, ky thuat nuoi ca, nuoi trong thuy san, thuc an thuy san


Related news

Tôm bị chai vòi, vỏ nhăn nheo, thô ráp Tôm bị chai vòi, vỏ nhăn nheo, thô… Hiện tượng PH thấp và biện pháp khắc phục Hiện tượng PH thấp và biện pháp khắc…