Mô hình kinh tế Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc!

Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc!

Publish date Monday. August 18th, 2014

Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc!

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

Số là, khoảng tháng 11/2012, trước Tết Nguyên đán không lâu, Hà Nội với Bắc Giang ký kết chương trình tiêu thụ 5 triệu con gà đồi Yên Thế và cùng nhau ráo riết triển khai thực hiện. Khi đó, gà đồi Yên Thế tiến về Hà Nội là chuyện thời sự “nóng rẫy”. Giá gà đồi Yên Thế dịp Tết Quý Tỵ 2013 lên đến 70.000- 80.000 đồng/kg gà lông. “Hiệu ứng” của chương trình đã khiến người nuôi háo hức, mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư tái đàn, kỳ vọng Tết Giáp Ngọ 2014 sẽ tiêu thụ tương tự hoặc hơn Tết trước.

Ác nỗi, cuối năm 2013, gà trắng của Thái Lan nuôi tại Việt Nam tăng đột biến, giá bán rẻ, đồng thời đùi gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam số lượng lớn, khiến giá gà đồi Yên Thế liên tục giảm.

Tuy vậy, người dân Yên Thế vẫn hăm hở nuôi số lượng lớn, hậu quả là cung vượt cầu, gà đồi Yên Thế thảm bại nặng nề trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014. Và từ đó, người nuôi ở Yên Thế cứ “buồn” mãi hết lứa gà này đến lứa gà khác. Hiện nhiều hộ gia đình ở Yên Thế như “ngồi trên lửa” với số tiền vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng chưa biết lấy gì để trả, nguy cơ nợ xấu đã hiện hữu.

Còn nhiều nguyên nhân khác khiến gà đồi Yên Thế “trượt dốc” thê thảm như: Không tính đến yếu tố mùa vụ trong chăn nuôi; giá thức ăn chăn nuôi quá cao; xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu chưa tốt... Song, có lẽ điều đáng quan tâm nhất là vai trò của chính quyền địa phương.

Những câu hỏi đặt ra: Trước khi ký kết chương trình 5 triệu con gà đồi Yên Thế, gà tiêu thụ vẫn diễn ra bình thường dù không nhiều, không có biến động lớn về giá, người dân không có gánh nặng nợ ngân hàng, nhưng hậu chương trình thì sao? Đến thời điểm khó khăn này, trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, dự báo thị trường thế nào?...

Lại thêm một ví dụ điển hình cho tình trạng làm nông nghiệp tự phát, manh mún, không có quy hoạch. Thiệt hại cuối cùng vẫn đè nặng lên vai người nông dân!


Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ… Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt